Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

DANH BẠ WEBSITE CƠ KHÍ

Các Trang Web Về Bảo Trì Tiếng việt www.baotritoandien.com www.cokhivietnam.com www.emech.org http://ttvnol.com/forum/cokhi.ttvn Tiếng Anh www.plant-maintenance.com www.maintenanceworld.com www.maintenancejournal.com www.npo.gov.pk www.Mt-online.com Kỹ Thuật cơ khí Narime.gov.vn - Viện nghiên cứu cơ khí - Bộ công nghiệp Meslab.org - Materials & Mechanical Engineering Portal - Cổng thông tin Vật liệu và Cơ khí Dme.hcmut.edu.vn - Khoa Cơ khí - ĐH Bách Khoa HN Cokhimay.com - Khoa Cơ khí - chế tạo máy - ĐHSP Kỹ Thuật TP HCM Hiendaihoa.com - Điện - Điện tử - Cơ Khí Cokhiangiang.com.vn - Cty Cơ khí An Giang Hoaluc.com - Cty Cơ khí Hoa Lực MechanicalDesign - Journal of Mechanical Design publishes technical papers concerned with the conception, development and design of machines and mechanical systems Autodesk.com - An overview of AutoCAD Mechanical product features, demonstrations, customer stories and more. Asme.org - American Society Of Mechanic

giới thiệu phần mềm Keytosteel và bài viết keytosteel

Đúng ra, có thể gộp cả 2 trang Keytosteel (KTS) và Keytononferrous lại với nhau. Cả hai đều thuộc sở hữu của INI International và là hai trang web có nguồn tài liệu tham khảo (không chính thống) free lớn nhất trên mạng. KTS ngoài chức năng chính là giới thiệu phần mềm Keytosteel rất nổi tiếng của INI còn cung cấp vô số các bài review tổng hợp cho người đọc. Phần lớn trong số đó là miễn phí. Tổng cộng số bài review trên KTS và KTNF là khoảng 400 - 500 bài và được cập nhật hàng tháng. Tuy nhiên, các bài báo trên KTS và KTNF chỉ dừng ở mức giới thiệu căn bản, không nên dùng cho mục đích nghiên cứu. Các bài này có ưu điểm dễ đọc và dễ tiếp cận, thích hợp cho beginners. Ngoài ra, trên hai trang web trên, bạn cũng có thể tải về bản Demo của hai phần mềm tra cứu vật liệu KTS và KTNF. Bản dùng thử tuy hơi hạn chế chức năng nhưng sẽ có nhiều điều bổ ích trong các file Database. Đặc biệt, file articles.chm chứa toàn bộ nội dung các bài báo viết trên KTS và KTNM. Bạn không cần tốn công co

Cơ bản về bơm ly tâm

Định Nghĩa Bơm Bơm là một máy thủy lực dùng năng lượng bên ngoài tác động lên chất lỏng làm tăng năng lượng của chất lỏng để vận chuyển chất lỏng. Năng lượng được chuyển hóa làm cho năng lượng của chất lỏng tăng lên thường là cơ năng trên trục động cơ, song cũng là năng lượng của môi trường (chất lỏng, chất khí) có năng lượng cao như trong bơm tia và bơm dùng khí. Định nghĩa đơn giản: Bơm là một phương tiện hay thiết bị để vận chuyển lưu chất từ một vị trí (mức) này đến vị trí (mức ) khác bằng cách truyền cơ năng thông qua tác động cơ học (bằng chuyển động quay hoặc chuyển động tịnh tiến hoặc kết hợp của cả hai chuyển động này), để xảy ra sự chuyển đổi năng lượng như yêu cầu. Phân Loại BƠM Nguyên lý làm việc của bơm ly tâm: Bơm ly tâm làm việc dựa trên nguyên lý tác dụng của lực ly tâm tạo ra nhờ sự quay của bánh công tác.Lúc đầu, chất lỏng đi vào tâm hút của bánh công tác do sự quay của bánh công tác, châ

TỔNG QUÁT VỀ bôi trơn thiết bị cơ khí

I. Giới thiệu chung 1.Ma sát - Lực cản chuyển động, xuất hiện khi 2 hoặc nhiều bề mặt tiếp xúc nhau - Các loại ma sát : - Ma sát khô : - Ma sát trượt - Ma sát lăn - Ma sát nửa ướt 2.Sự bôi trơn - Giảm ma sát và mài mòn nhờ phân cách các bề mặt tiếp xúc bằng một lớp mỏng chất bôi trơc bề mặt, giảm tiếng ồn - Che kíc bề mặt khỏi bụi bẩn, bụi kim loại trong điều kiện vật liệu bôi trơn được cung cấp lăn tục Chất bôi trơn có nhiều dạng : - rắn : than chì, đisunphít vonfram, đisunphít môlypđen MoS2 - lỏng : dầu nhớt - nửa rắn : mỡ bôi trơn II.Các chế độ bôi trơn - Bôi trơn thủy động - Bôi trơn hỗn hợp - Bôi trơn màng mỏng - Bôi trơn thủy động đàn hôì - Tác dụng của các chế độ bôi trơn khác nhau III.Các loại dầu mỡ nhờn công nghiệp 1.Theo công dụng : - Dầu mỡ bảo dưỡng : - Dầu động cơ, dầu thủy lực, dầu bánh răng, dầu tua-bin, mỡ bôi trơn, … - Dầu sản xuâ

Chế tạo thành công máy cân bằng động

TS Lê Đình Tuân, Trưởng bộ môn kỹ thuật tàu thủy, Trường ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh, đã thành công trong việc chế tạo và sản xuất máy cân bằng động HnB100. Máy cân bằng động dùng để đo lực rung động do mất cân bằng của các chi tiết quay nhanh trong máy bay, tàu thủy, ô-tô, xe máy, thiết bị khai thác dầu khí... Máy cân bằng động HnB100 bao gồm bốn cụm: truyền động, dẫn động, cơ hệ đàn hồi, đo lường và xử lý tín hiệu. Giá thành của máy cân bằng động chỉ khoảng 40% so với giá nhập ngoại của Đức. Máy đã được sản xuất và chuyển giao công nghệ cho một số đơn vị trong nước. Được biết, đây là chiếc máy cân bằng động đầu tiên được chế tạo và sản xuất thành công ở Việt Nam. (theo: khoa

9 điều cần biết khi sử dụng vòng bi SKF

Vòng bi nhãn hiệu SKF đã được lắp đặt và sử dụng trên toàn Thế giới nhiều hơn bất kỳ nhãn hiệu nào khác. Là nhà sản xuất vòng bi và phớt chặn dầu lớn nhất Thế giới, chúng tôi chế tạo đủ loại vòng bi, phớt chặn dầu với các kích cỡ cho từng ứng dụng cụ thể. Từ loại vòng bi đặc biệt dùng cho quạt trần cho đến loại vòng bi có đường kính 7.2 m, nặng 45 tấn dùng cho các máy đào hầm. Chúng tôi hiện có 70 nhà máy, 20.000 nhà phân phối và có mặt trên 130 quốc gia. Vào năm 1907, năm hoạt động đầu tiên, chúng tôi chỉ chế tạo 2.200 vòng bi. Ngày nay, công ty chế tạo trên 230.000 vòng bi - mỗi giờ. Làm thế nào để lựa chọn mỡ bôi trơn thích hợp cho vòng bi? Để chọn mỡ bôi trơn thích hợp cho vòng bi, các bạn có thể tham khảo bảng hướng dẫn lựa chọn mỡ của SKF ( xem phần mỡ bôi trơn/dụng cụ bảo trì của SKF ), hay bạn liên hệ với văn phòng SKF Việtnam để

Một số phương pháp bảo trì thông thường được áp dụng ở các nước Âu châu

Bài viết này đăng trên tập san KHCN 14/04/2004 , nêu sơ lược các giải pháp bảo trì thông thường ở các nhà máy công nghiệp châu Âu áp dụng: Trong công nghiệp hiện đại ngày nay, để đảm bảo hiệu quả tối đa cho sản xuất, vấn đề bảo trì, bảo dưỡng máy trở nên ngày càng quan trọng. Phương pháp hiện đại trong bảo trì máy không chỉ đảm bảo cho các cơ sở sản xuất có được phương tiện làm việc tối ưu, mà còn là nhân tố chính để làm giảm giá thành sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở Việt Nam, nhu cầu tăng năng suất, giảm giá thành sản xuất trở thành thực tế “nóng” trong mọi xí nghiệp, nhà máy. Nhằm giúp bạn đọc có thông tin thêm về vấn đề này, TCCN xin đuợc sơ lược giới thiệu một số phương pháp bảo trì thông thường được áp dụng ở các nước Âu châu như Đức, Anh, Pháp v.v... 1. Sửa chữa, tân tạo sau khi máy hỏng: (Breakdown maintenance)  Phương pháp:  - Sử dụng máy cho tới khi hỏng, chỉ có bảo dưỡng đơn giản như tra, thay dầu, mỡ và sửa chữa, tân tạo lại máy sau kh

Lịch sử bảo trì của thế giới, vai trò và thách thức

Bảo trì máy bay trong chiến tranh thế giới thứ 2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO TRÌ · Lịch sử bảo trì Bảo trì đã xuất hiện kể từ khi con người biết sử dụng các loại dụng cụ, đặc biệt là từ khi bánh xe được phát minh. Nhưng chỉ hơn mười lăm năm qua bảo trì mới được coi trọng đúng mức khi có sự gia tăng khổng lồ về số lượng và chủng loại của các tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng trong sản xuất công nghiệp. Ở bất kỳ nơi nào trên thế giới người ta đã tính trung bình rằng khoảng từ 4 đến 40 lần chi phí mua sắm sản phẩm và thiết bị để dùng để duy trì chúng vận hành đạt yêu cầu bằng các hoạt động bảo trì phòng ngừa và phục hồi trong suốt tuổi đời của chúng. Theo tạp chí Control Magazine (October, 1996) các nhà sản xuất trên toàn thế giới chi 69 tỉ USD cho bảo trì mỗi năm và con số này sẽ không ngừng gia tăng. Bảo trì đã trải qua ba

Bảo dưỡng công nghiệp Việt Nam: Tụt hậu 50 năm

Qua tìm kiếm Google tôi tìm được bài viết nói về trình độ bảo dưỡng công nghiệp ở Việt Nam, trong đó nêu ra 5 cấp độ trong bảo dưỡng công nghiệp thì chúng ta đang ở cấp độ 2. Đánh giá này là chính xác theo thực tế ở nhà máy tôi nói riêng và thực trạng chung của các nhà máy ở VN. Xin trích lại dưới đây để quý vị tham khảo: "Theo tiêu chí bảo dưỡng công nghiệp gồm năm cấp bậc phổ biến trên thế giới, thì Việt Nam đang chập chững ở bậc thứ hai và trình độ bảo dưỡng công nghiệp Việt Nam tụt hậu 40 đến 50 năm so với thế giới. Thạc sĩ Nguyễn Hồng Long, chuyên gia trong lĩnh vực bảo dưỡng công nghiệp thuộc trung tâm Sản xuất Sạch Việt Nam (VNCPC) cho biết: Nếu như những năm 60, các nước châu Âu đã vượt qua bảo dưỡng định kỳ và tiến đến bảo dưỡng dựa trên tình trạng của thiết bị thì hiện nay, Việt Nam chỉ đang dừng ở việc bảo dưỡng khi máy hỏng và bảo dưỡng theo định kỳ. Ông Long nói: Đặc thù của bảo dưỡng ở Việt Nam là hình thức bảo dưỡng cơ hội, nghĩa là khi máy hỏng ở một bộ p

Mô hình quản lý bảo trì ở các nhà máy công nghiệp

Bài viết đầu tiên tôi xin mạo muội trình bày vài nét về mô hình quản lý bảo trì ở các nhà máy công nghiệp lớn mà tôi biết như phân bón, hóa chất, lọc dầu và nhiệt điện. Ảnh: nhà máy tại khu CN Phú Mỹ huyện Tân Thành - Bà Rịa Vũng Tàu 1. Mô hình bộ phận bảo dưỡng trực thuộc nhà máy Trước đây và hiện tại mô hình quản lý bảo trì ở nước ta chủ yếu là bao gồm 2 bộ phận bô phận vận hành và bộ phận bảo dưỡng. Trong đó bộ phận bảo dưỡng chia ra làm 3 nhánh chính: sửa chữa cơ khí (bao gồm xưởng gia công chế tạo và sửa chữa ngoài hiện trường), sửa chữa điện và BD thiết bị điều khiển – đo lường. Bộ phận bảo dưỡng được điều hành quản lý chung bởi phòng kỹ thuật nhà máy. Phòng kỹ thuật nhà máy có trách nhiệm quản lý chung về mọi vấn đề liên quan đến công tác kỹ thuật, chủ trì điều phối mọi công tác về việc lên kế hoạch BD (bao gồm kế hoạch BD ĐK và BD đại tu trong các đợt sửa chữa lớn ngừng nhà máy, lên kế hoạch mua sắm vật tư và thuê nhà thầu trong và ngoài nước thực hiện các công việc bảo dưỡng

Nghe Podcast Bảo Dưỡng Cơ Khí