Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2009

Cấu tạo, phân loại và ưu nhược điểm của ổ lăn (vòng bi, bạc đạn)

Ổ lăn (ball/roller bearing) - gồm 4 bộ phận chính: vòng ngoài, vòng trong, con lăn và vòng cách Cấu tạo ổ lăn: - con lăn có các dạng sau: bi (ball), đũa trụ (cyclindrical roller), đũa côn (taper roller), đũa hình trống đối xứng hoặc không đối xứng (spherical roller), đũa kim (needle roller). - Phân loại: + theo hình dạng con lăn: ổ bi, ổ đũa + theo khả năng chịu lực: ổ đỡ, ổ chặn, ổ đỡ chặn. + theo số dãy con lăn: một dãy, hai dãy. + theo đường kính ngoài: đặc biệt nhẹ, rất nhẹ, trung bình, nặng, … + theo cỡ chiều rộng: ổ hẹp, bình thường, rộng, rất rộng, … - Một số ổ lăn thường dùng: - Vỏ ổ lăn (bearing house) - Vỏ tự lựa thường dùng và một số ứng dụng - Ưu điểm của ổ lăn: + Ma sát nhỏ (ổ bi:f=0,00012~0,0015, ổ đũa: f=0,002~0,006) + Chăm sóc và bôi trơn đơn giản + Kích thước chiều rộng nhỏ + Mức độ tiêu chuẩn hóa cao, giá thành rẻ. - Nhược điểm: + Kích thước hướng kính lớn + Lắp ghép tương đối khó khăn + Làm việc có nhiều ti

Các phương pháp che kín ổ lăn

Che kín ổ lăn nhằm ngăn bụi từ ngoài vào ổ lăn, ngăn dầu, mỡ bôi trơn chảy ra ngoài: SCCK.TK

Giới thiệu công nghệ hàn gang

Các dụng cụ (click ảnh để phóng to) Các hình ảnh ví dụ về hàn gang Thanh Sơn SCCK.TK

Hướng dẫn cho người mới bắt đầu tìm hiểu về rung động của máy (P3)

Phần 3: Rung động máy được đo như thế nào? >> Hướng dẫn cho người mới bắt đầu tìm hiểu về rung động của máy (P2) >> Hướng dẫn cho người mới bắt đầu tìm hiểu về rung động của máy (gọi tắt là rung động máy). Beginner’s Guide to Machine vibration. (P1) Trong phần trước, chúng ta đã nhận ra một công cụ phân tích rung động rất quan trọng đó là spectrum (biểu đồ dang phổ). Khi chúng ta đo rung động máy chúng ta thường đo các spectrum rung động, khi mà spectrum của một thành phần rung động nói cho chúng ta biết một sự liên hệ với tình trạng máy cũng như nguyên nhân gây ra rung động. Nói một cách tự nhiên, spectrum đóng vai trò sống còn, vì những thông tin có giá trị và đạt được độ chính xác. Những điều gì cần phải chú ý để đảm bảo các số đo được chính xác? Cách đo nên được thực hiện như thế nào và nên đo cho những máy nào? Trong phần này chúng ta sẽ đi trả lời cho các câu hỏi này. Sau khi đọc phần này, chúng ta sẽ có thể: (a) Nhận ra những máy nào cần phải theo dõi run

CÁC HỆ THỐNG QUẢN LÝ BẢO TRÌ

1.Hệ thống bảo trì phòng ngừa BTPN đòi hỏi sự tổ chức và phối hợp hàng ngàn hành động và tác vụ trong quá trình thực hiện nhằm giải đáp đúng đắn các vấn đề: làm gì, làm khi nào, làm như thế nào và ai làm. Cơ sở của một hệ thống BTPN là quản lý kho phụ tùng, quản lý máy móc, thiết bị của công ty và những yêu cầu bảo trì. Công việc này được thực hiện qua sự phối hợp giữa các nhà tư vấn, những đốc công, kỹ sư và những người khác có liên quan đến bảo trì. Tất cả những dữ liệu thu thập sẽ được đưa vào hệ thống BTPN để lập một điều độ tổng thể cho tất cả những công việc BTPN phải thực hiện. Người quản lý sử dụng điều độ này như là một bức tranh toàn cảnh về các yêu cầu và hoạt động BTPN. Có thể lập điều độ tổng thể trên máy tính, in ra hoặc hiển thị toàn bộ trên màn hình. Điều độ này cũng có thể được lựa chọn một phần nào đó để in ra hoặc hiển thị theo một yêu cầu cụ thể. Máy tính lấy thông tin từ điều độ tổng thể, chuẩn bị danh sách các côn

Quản lý hệ thống thiết bị, Quản lý bảo trì với phần mềm Vietsoft Ecomaint

1. LỢI ÍCH CỦA PHẦN MỀM Theo kinh nghiệm sử dụng phần mềm CMMS trên thế giới, phần mềm này có khả năng giúp tiết kiệm chi phí bảo trì với tổng giá trị vào khoảng 5% tổng giá trị thiết bị. Tức là, nếu tổng giá trị thiết bị là 1 tỷ đồng, hàng năm, số tiền tiết kiệm được nhờ giảm chi phí bảo trì, giảm hư hỏng và thời gian dừng máy do hư hỏng vào khoảng 50 triệu đồng Cung cấp chính xác, kịp thời thông tin về toàn bộ tình trạng thiết bị, công cụ, dụng cụ - tài sản lớn nhất và quan trọng nhất của doanh nghiệp - tránh hư hao, thất thoát hay không sử dụng hiệu quả Lập kế hoạch sửa chữa định kỳ tự động, giúp bảo dưỡng thiết bị đúng quy định, giảm thời gian ngừng máy do hư hỏng; Dự trù vật tư bảo trì và thông báo đặt mua vật tư tự động, tránh thiếu hụt vật tư trong quá trình bảo trì; Lập kế hoạch bảo trì, đảm bảo nhân lực cho việc bảo trì; Tính chi phí bảo trì cho thiết bị (bao gồm chi phi trực tiếp và thời gian ngừng máy do hư hỏng của thiết bị); Hỗ trợ bảo trì giám sát tình trạng.

Lợi ích của Kaizen và yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động Kaizen

1. Khái niệm Kaizen Kaizen là một thuật ngữ của người Nhật, nghĩa là liên tục (“kai”) cải tiến (“zen”). Trong tiếng Trung Quốc, Kaizen được phát âm là Gansai, được hiểu là hành động liên tục cải tiến (“gan”) và là hành động mang lại lợi ích cho xã hội hơn là cho lợi ích cá nhân (“sai”). Chiến lược Kaizen kêu gọi nỗ lực cải tiến liên tục không ngừng đối với mọi cá nhân trong tổ chức, không phân biệt là nhà quản lý hay công nhân trong tổ chức đó. Vậy kaizen là hoạt động cải tiến liên tục với sự tham gia của mọi người nhằm cải thiện không ngừng môi trường làm việc, cuộc sống mỗi cá nhân, mỗi gia đình. Khi áp dụng ở nơi làm việc, Kaizen nghĩa là cải tiến liên tục và nó đòi hỏi sự cam kết và nỗ lực liên tục của mọi người, các cán bộ quản lý cũng như mỗi cán bộ công nhân viên. Kaizen là những cải tiến nhỏ thực hiện từng bước trong một thời gian dài. Thực tế, các công ty Nhật thường chú trọng thực hiện Kaizen hoặc chương trình có sự tham gia của nhân viên vì các chương

Nghe Podcast Bảo Dưỡng Cơ Khí