KPI bảo trì là thước đo hiệu quả hoạt động, giúp bạn đo lường mức độ hiệu quả của công tác bảo trì tổng thể của cả khối bảo trì (các lĩnh vực/bộ phận chuyên môn Cơ khí, điện, tự động hóa, kiểm tra thiết bị) và được theo dõi tính toán bởi phòng Kỹ Thuật. KPI bảo trì giúp bạn tập trung vào các mục tiêu bảo trì mà bạn muốn đạt được. Đây là một giá trị có thể định lượng được cho thấy một tổ chức đang tiến triển hiệu quả như thế nào để đạt được các mục tiêu bảo trì chính của mình theo thời gian. Bạn có thể sử dụng chúng để theo dõi tiến độ của các nhóm bảo trì độc lập, cũng như hiệu suất tổng thể của toàn bộ tổ chức của bạn. KPIs có thể báo cáo kết quả định kỳ hàng tháng, hàng quý, 6 tháng hay hàng năm, tùy vào loại chỉ số KPI và số liệu có sẵn, mục tiêu mong muốn. Dưới đây là 17 KPIs sử dụng cho việc đo lường hoạt động bảo trì của nhà máy bạn: LTIFR, Lost Time Injury Frequency Rate (cho cả khối/bộ phận sản xuất và bảo trì) Maintenance Cost per Hour vs. Budget Cost of Quality Maintenance E
Việc đo lường hiệu quả thực hiện là quan trọng vì nó xác định khoảng cách giữa kết quả hoạt động hiện tại và kết quả mong muốn và cung cấp các tiến trình để hướng tới gần mục tiêu hoạt động hơn. Lựa chọn đúng các chỉ số KPI giúp xác định chính xác công việc gì phải làm gì để nâng cao hiệu quả thực hiện. Một số điểm yếu trong đo lường hoạt động bảo dưỡng kiểu cũ của các nhà máy hiện nay: Không giúp cho cải thiện sự hoạt động do không đo lường quá trình hoạt động mà chỉ đo kết quả hoạt động (không kiểm soát được khâu nào kém, đâu là nguyên nhân dẫn đến kết quả cuối cùng không đạt yêu cầu). Chưa đánh giá hết được hiệu quả của chức năng bảo dưỡng đó là: nâng cao chỉ số khả năng sẵn sàng, độ tin cậy của thiết bị với chi phí bỏ ra cho bảo dưỡng thấp nhất. Hiện nay có cả thư viện về các chỉ số KPI cho rất nhiều lĩnh vực, tuy nhiên chủ đề này sẽ tập trung vào các chỉ số KPI chủ yếu được sử dụng phổ biến để đo lường hoạt động bảo dưỡng. Khi lựa chọn chỉ số KPI nào áp dụng cho tổ chức