Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2022

Công nghệ làm sạch các cơ phận tuabin khí, kỹ thuật hàn brazing loại bỏ oxít trong các vết nứt sâu và hẹp

Biên dịch: KS Nguyễn Thanh Sơn , bản quyền thuộc về baoduongcokhi.com Superalloy, Siêu hợp kim, hoặc hợp kim hiệu suất cao, là hợp kim có khả năng hoạt động ở nhiệt độ cao. Một số đặc điểm chính của siêu hợp kim là độ bền cơ học tuyệt vời, khả năng chống biến dạng rão nhiệt, độ ổn định bề mặt tốt và khả năng chống ăn mòn hoặc oxy hóa. Thông tin về kỹ thuật hàn vảy cứng (Brazing) hay hàn đồng Hàn vảy cứng  (Brazing) nối hai phần kim loại với nhau bằng nhiệt và kim loại bù (hợp kim) là yếu tố liên kết hai phần chi tiết và nối chúng. Kim loại bù bắt buộc phải có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn kim loại cơ bản.  Thuốc hàn thường được dùng trong suốt quá trình. Thuốc hàn là loại chất lỏng xúc tác khả năng thấm ướt khiến kim loại bù và kim loại nền dễ dàng khuyếch tán vào nhau để tạo ra mối hàn. Chúng cũng giúp loại bỏ một phần oxit để kim loại bù có thể liên kết chặt chẽ với kim loại nền. Thêm vào đó, thuốc hàn còn giúp làm sạch bề mặt chi tiết. Chi tiết được hàn cứng nếu áp dụng đúng quy

Công nghệ phun phủ kim loại bằng tia laser

Hơn một thập kỷ qua, công nghệ phun phủ kim loại bằng laser (Laser cladding) đã được sử dụng để phục hồi các chi tiết kim loại mài mòn hoặc bị ăn mòn trong ngành công nghiệp dầu khí. Laser Cladding được sử dụng cho việc sửa đổi hay sửa chữa bộ phận quan trọng mà làm việc trong môi trường bị mài mòn và ăn mòn cao. Nguyên lý Laser Cladding là quá trình mà trong đó kim loại (dạng bột/dây) được lắng tụ vào một kim loại khác bằng cách sử dụng một chùm tia laser như là nguồn nhiệt. Đây là một công nghệ thay thế cho hàn và phun phủ nhiệt truyền thống. Về cơ bản, hệ thống  tạo ra chùm tia lasser nhờ một tập hợp các kính quang học tập trung, một thùng nạp bột và một bộ phận tay máy. Hệ thống Laser Cladding làm việc hoàn toàn tự động và điều khiển chính xác quá trình phủ. Xem sơ đồ làm việc của hệ thống Laser Cladding Công nghệ này cũng tương tự như phun nhiệt ở chỗ nó có một nguồn năng lượng để làm tan chảy các nguyên liệu đang được sử dụng làm chất nền. Điểm khác biệt là nó sử dụ

Nghiệm thu mô hình tua bin cho dự án Thủy điện Hòa Bình (mở rộng)

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn General Electric (GE) của Hoa Kỳ vừa nghiệm thu mô hình tua bin công suất 240 MW để cung cấp cho dự án mở rộng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình. Kết quả nghiệm thu cho thấy: Tua bin công suất 240 MW đáp ứng đầy đủ các tiêu chí kỹ thuật yêu cầu của chủ đầu tư và đảm bảo tiến độ bàn giao . Mô hình tua bin công suất 240 MW được hai bên cùng nghiệm thu tại phòng thí nghiệm thực hành công nghệ thủy lực ở Grenoble (Pháp). Đây là cột mốc quan trọng đầu tiên trong dự án mở rộng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình theo thỏa thuận đã được ký kết giữa GE Hydro Solutions và EVN hồi đầu năm 2022. Mô hình tua bin công suất 240 MW. Theo thỏa thuận, GE Hydro Solutions cùng với Tổng công ty Cơ khí Chế tạo máy Trung Quốc (CMEC) cung cấp các thiết bị điện và cơ khí (bao gồm 2 tua bin 240 MW, máy phát điện, hệ thống điều khiển, bảo vệ, cùng tất cả các phụ kiện và hệ thống phụ trợ cho dự án) . Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng mang tính chiến lược này do Ban quản l

Phương pháp kết nối truyền động bằng đĩa ép chặt (Shrink disc)

Kết nối then Giả sử bạn muốn lắp 1 Đĩa răng lên 1 Trục, thông thường sẽ là 1 mối lắp gép dùng then, tuy nhiên việc kết nối bằng then sẽ tạo sự tập trung ứng suất tại rãnh then, sự mài mòn cơ học theo thời gian và sự lệch tâm trục. Phương pháp kết nối bằng đĩa ép chặt (Shrink Disc) tạo sự phân bố áp lực đồng đều nên sẽ loại bỏ các nhược điểm trên. Đĩa ép chặt này còn gọi là  thiết bị kết nối không dùng then (Keyless locking device) , đây là một phương pháp hiện đại để tạo sự kết nối cơ học.  Đĩa ép chặt  (shrink disc)  có hình  dạng của 1 mặt bích trục có ghép nối ma sát. Chức năng chính của đĩa ép chặt là kết nối an toàn giữa trục bằng ma sát. Ví dụ, truyền động với trục và truyền động trục lồng trục (hollow shaft). Đĩa ép tạo ra kết nối không có khe hở bằng cách ép moay-ơ vào trục. Kết nối này chủ yếu được sử dụng để truyền mô-men xoắn. Đĩa ép chỉ cung cấp các lực cần thiết và không tự truyền lực hoặc mô men giữa trục và moay-ơ. Đĩa ép không nằm trong đường truyền tải trọng. Shr

Đánh giá tuổi thọ còn lại của bộ phận tuabin hơi

Kiểm tra tua bin hạ áp tổ máy số 1 Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng Các bộ phận của tuabin hơi làm việc ở điều kiện nhiệt độ cao ( >400oC) thời gian dài  có thể xảy ra hư hỏng do dão (creep), (nếu vận hành dưới 400oC không xảy ra hiện tượng dão vật liệu), và nứt do ăn mòn ứng suất SCC xảy ra ở điều kiện hơi ẩm. Các bộ phận chính của tuabin hơi cần phải được đánh giá tuổi thọ còn lại sau thời gian vận hành dài (thông thường trên 20 năm, vì các máy được thiết kế theo API cho tuổi thọ 20 năm). Các phương pháp đánh giá tuổi thọ còn lại ( Residual life assessment)  các bộ phận tuabin hơi: Hiện nay, NSX khuyến cáo sử dụng phương pháp đánh giá mỏi vật liệu, hư hỏng do dão (creep) đối với các bộ phận làm viêc ở nhiệt độ cao và vết nứt do ăn mòn ứng suất ( Stress Cracking Corossion SCC ) trên rô to ở vùng hơi có độ ẩm cao. Ví dụ: đánh giá dão của vật liệu buồng cửa hơi vào (inlet steam chest), valve hơi cửa vào, thân tuabin phần hơi cao áp, bulong thân cao áp, vách ngăn/cánh tĩnh (diaphra

Giới thiệu về động cơ đốt trong

Động cơ đốt trong là một loại động cơ nhiệt tạo ra công cơ học bằng cách đốt nhiên liệu bên trong động cơ. Các loại động cơ sử dụng dòng chảy (tiếng Anh: Fluid flow engine) để tạo công thông qua đốt cháy như tuốc bin khí và các động cơ đốt bên ngoài xy lanh, thí dụ như máy hơi nước hay động cơ Stirling không thuộc về động cơ đốt trong. Mô tả động cơ Diesel 4 thì Nguyên tắc hoạt động cơ bản Hỗn hợp không khí và nhiên liệu được đốt trong xy lanh của động cơ đốt trong. Khi đốt cháy nhiệt độ tăng làm cho khí đốt giãn nở tạo nên áp suất tác dụng lên một pít tông đẩy pít tông này di chuyển đi. Có nhiều loại động cơ đốt trong khác nhau, một phần sử dụng các chu kỳ tuần hoàn khác nhau. Tuy vậy tất cả các động cơ đốt trong đều lặp lại trong một chu trình tuần hoàn chu kỳ làm việc bao gồm 4 bước: Nạp, nén, nổ (đốt) và xả. Xả và nạp là hai bước dùng để thay khí thải bằng khí mới. Nén và nổ dùng để biến đổi năng lượng hóa học (đố

Nghe Podcast Bảo Dưỡng Cơ Khí