Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Gia công chế tạo

Dung sai và các chế độ lắp ghép bề mặt trụ trơn

Viết bài: Thanh Sơn, bản quyền thuộc về www.baoduongcokhi.com Ví dụ bạn cần gia công 1 trục bơm ly tâm 1 cấp, khi lên bản vẽ gia công thì cần dung sai gia công, việc chọn dung sai công thì căn cứ vào kiểu lắp ghép như vị trí lắp vòng bi: đối với vòng trong vòng bi với trục bơm thì sẽ lắp theo hệ thống lỗ (vì kích thước vòng bi không thay đổi được), nên việc lắp chặt hay trung gian là do bạn lựa chọn dựa trên các tiêu chí ở dưới. Còn thân bơm với vòng ngoài vòng bi thì lắp theo hệ trục (xem vòng ngoài vòng bi là trục). Bạn cũng cần lưu ý việc lắp chặt hay trung gian có thể ảnh hưởng đến khe hở vòng bi khi làm việc nên cần cân nhắc cho phù hợp với điều kiện vận hành, loại vòng bi (cùng loại vòng bi, vòng bi C2, C3 có khe hở nhỏ hơn C4, C4 nhỏ hơn C5). Nếu bạn đang dùng C3, lắp trung gian mà chuyển sang lắp chặt có thể làm giảm tuổi thọ vòng bi vì khe hở giảm hoặc không đáp ứng yêu cầu làm việc. Sơ đồ miền dung sai Miền dung sai Miền dung sai được tạo ra bằng cách phối hợp giữa  1 sai lệc

CÔNG NGHỆ GIA CÔNG VẬT LIỆU BẰNG DÒNG HẠT MÀI

Gia công dòng hạt mài (Abrasive Jet Machining - AJM)   1. Nguyên lý gia công :                                                   Hình 1: Nguyên lý gia công dòng hạt mài.  Gia công dòng hạt mài là phương pháp bóc vật liệu khi dòng khí khô mang hạt mài với vận tốc cao tác động lên chi tiết. Sự va đập của các phần tử hạt mài vào bề mặt chi tiết gia công tạo thành một lực tập trung đủ lớn, gây nên một vết nứt nhỏ, và dòng khí mang cả hạt mài và mẩu vật liệu nứt (mòn) đi ra xa. Phương pháp này rất thuận lợi để gia công các loại vật liệu giòn, dễ vỡ. Khí bao gồm nhiều loại như không khí, CO2, nitơ, heli,…  Khí sử dụng có áp suất từ 0,2 - 1,4 MPa, dòng khí có hạt mài có vận tốc lên đến 300m/s và được điều khiển bởi một van. Quá trình thường được thực hiện bởi một công nhân điều khiển vòi phun hướng dòng hạt mài chi tiết.  Xem kênh Youtube của Bảo Dưỡng Cơ Khí!  Hãy đăng ký kênh để nhận thông báo video mới nhất về Công nghệ gia công kim loại 2. Thiết bị và dụng cụ :  a. Máy:   Hình 2: Sơ đồ củ

Tải miễn phí các tài liệu về máy công cụ

 (Ảnh minh họa ttcnewbern) 1.    Giáo trình Máy Công Cụ của Bùi Trường Vỹ - ĐHBKĐN        http://www.mediafire.com/?gkede3iltivach3 2.    Bản vẽ CAD về dao        http://www.mediafire.com/?frwt3yqrtymq8fk 3.    Giáo Trình Máy Cắt kim loại Trường ĐHSPKT        http://www.mediafire.com/?6v6nbtaw2qo837w 4.    Giáo Trình Tiện Tác Giả : Nguyễn Viết Tiếp - NXBGD        http://www.mediafire.com/?dkbvrt1qxb8e6cw 5.    Hệ Thống Điều khiển Số cho MÁY CÔNG CỤ_Tạ Duy Liêm        http://www.mediafire.com/?dkbvrt1qxb8e6cw 6.    Hình Ảnh Một Số Dụng Cụ Cắt        http://www.mediafire.com/?b6kobm1hj7s5ka6 7.    Kỹ Thuật Phay _Được dịch từ sách của liên xô        Link down file pdf_ gồm 2 tập:        http://www.mediafire.com/?e8zybzu32xrw7se       http://www.mediafire.com/?hnbluecvsbcvq5a 8.    Máy Cắt Kim Loại_Trường Đh SPKT TPHCM       http://www.mediafire.com/?fygptizc7a9vi0d       http://www.mediafire.com/?4vkzox41166r3ph 9.    Giáo Trình Máy Phay         http://www.med

Tính ưu việt của công nghệ mài siêu âm

Trong công nghiệp, để gia công tinh các chi tiết làm bằng vật liệu cứng và giòn người ta dùng phương pháp mài siêu âm hoặc mài nghiền siêu âm. Hai phương pháp này có tầm quan trọng rất lớn vì không có phương pháp gia công nào khác có năng suất cao có thể chấp nhận được. Đây là hai phương pháp gia công lai. Chúng kết hợp giữa phương pháp gia công truyền thống là mài, mài nghiền với siêu âm. Phương pháp mài siêu âm có thể được xem là một phát triển của mài nghiền siêu âm khi sử dụng dụng cụ cắt quay tròn. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu sơ lược về phương pháp mài siêu âm.Khi mài siêu âm, dao động với tần số siêu âm được đưa vào khu vực gia công giữa dụng cụ cắt (đá mài) và chi tiết gia công. Dao động này có thể được truyền cho đá mài hoặc cho chi tiết gia công. Thông thường, khi kích thước và trọng lượng của đá lớn, không cho phép vận hành với một dao động siêu âm có tần số dao động cao và biên độ bé thì người ta lựa chọn phương án truyền dao động siêu âm cho chi tiết gia c

Tìm hiểu về trục chính máy công cụ

Trục chính máy công cụ đóng vai trò quan trọng trong các quá trình công vì nó cung cấp tốc độ cắt cho dao và là một phần của chuỗi truyền lực giữa máy công cụ và dụng cụ hoặc chi tiết. Tùy theo loại máy mà trục chính có những đặc tính khác nhau. Đối với máy tiện, trục chính mang chi tiết và cấp tốc độ cắt. Khi khoan và phay thì trục chính quay dao được lắp trên nó để tạo ra tốc độ cắt. Trục chính của máy công cụ là đối tượng mà các nhà chế tạo đã và tập trung nghiên cứu hoàn thiện và phát triển. Các thành phần cơ bản của một trục chính là bộ phận gá dao, đòn kéo, trục, các ổ đỡ, hệ thống dẫn động, hệ thống làm mát và thân. Có một số loại hệ thống dẫn động, về cơ bản nó bao bao gồm một động cơ, trực tiếp hoặc gián tiếp, đi đôi với trục chính. Trên hình 1 là hai dạng trục chính máy công cụ gia công cao tốc, một loại được dẫn động gián tiếp thông qua bộ truyền đai (belt-driven) còn loại kia được dẫn động trực tiếp từ một động cơ được tích hợp trên trục (motoriz

Tiện cứng (HT)

Trước đây, những chi tiết như vòng ổ lăn, vòi phun, và những chi tiết của hệ thống thủy lực sau khi nhiệt luyện phải qua công đoạn mài, mài khôn. Những công đoạn này thiếu tính linh hoạt và tốn nhiều thời gian. Một hạn chế nữa là chi phí cho dung dịch trơn nguội của các công đoạn mài khá cao. Những lý do trên làm tăng chi phí cho các công đoạn gia công chính xác. Mặc khác chất thải ra khi mài ngày càng gây ô nhiễm môi trường, thúc đẩy các nhà sản xuất loại dần khâu mài trong quy trình công nghệ gia công chi tiết. Tiện cứng là phương pháp tiện sử dụng dao bằng vật liệu siêu cứng CBN (Cubic Boron Nitride), PCBN, PCD hoặc ceramic tổng hợp thay thế cho mài để gia công thép đã tôi (có độ cứng lớn hơn 45HRC). phương pháp này có thể gia công khô và hoàn thành chi tiết trong cùng một lần gá. Cấp chính xác khi tiện cứng đạt IT6 và độ bóng bề mặt (Rz = 2 - 4 micromet), có thể so sánh với chất lượng khi mài. Để thực hiện được công việc tiện cứng, máy tiện phải cứng vữn

Công nghệ gia công khô

Hiện nay nhiều công ty chế tạo máy đang cố gắng giảm lượng tiêu hao dung dịch trơn nguội và nếu có thể thì loại bỏ chúng hoàn toàn. Một số nguyên nhân khiến các nhà chế tạo thực hiện điều này là do vấn đề chi phí cho dung dịch trơn nguội và vấn đề môi trường. Trường hợp gia công không sử dụng dung dịch trơn nguội được gọi là gia công khô (Dry machining). Bài viết này xin giới thiệu sơ lược về công nghệ gia công khô trong chế tạo máy. ThS. Nguyễn Văn Tường – Khoa Cơ khí, Đại học Nha Trang Dung dịch trơn nguội thường được sử dụng trong quá trình cắt gọt. Chúng làm giảm sự mài mòn dao, xua tan nhiệt từ chi tiết gia công, dao và máy, giúp quá trình thoát phoi dễ dàng và giảm ứng suất cắt sinh ra trong chi tiết gia công, dụng cụ và thiết bị. Tuy nhiên việc sử dụng dung dịch trơn nguội đã làm gia tăng đáng kể chi phí gia công. Chi phí cho dung dịch trơn nguội có thể từ 7-17% chi phí sản xuất. Bên cạnh đó dung dịch trơn nguội làm ảnh hưởng đến sức khỏe người vận hành máy. Khi loại bỏ dung

Nghe Podcast Bảo Dưỡng Cơ Khí