Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bơm thể tích

Bơm định lượng (Metering Pumps hay Dosing pumps)

Bơm pitton Là loại bơm thể tích lưu lượng thấp, có thể điều chỉnh lưu lượng tự động hoặc trực tiếp bằng tay tùy theo yêu cầu công nghệ, có độ chính xác cao và khả năng bơm nhiều loại hóa chất khác nhau như axít, kiềm, chất ăn mòn hoặc chất sệt. Bơm định lượng tiếng anh gọi là Metering Pumps hay Dosing pumps , bơm này bơm chính xác tỷ lệ thể tích của chất lỏng. Máy bơm định lượng thường được truyền động bằng mô tơ điện xoay chiều tốc độ cố định, nhưng tùy theo nhu cầu sử dụng người ta còn dùng nhiều cơ cấu truyền động khác, ví dụ như: loại tốc độ cố định, loại tốc độ thay đổi, loại điện, loại nam châm và loại từ. Các cơ cấu truyền động có nhiệm vụ truyền chuyển động quay của động cơ sang thành chuyển động của cánh bơm. Lưu lượng của bơm có thể điều chỉnh được nhờ sự thay đổi độ dài hành trình hoặc tần số hành trình của bơm. Đa số bơm định luợng được điều chỉnh bằng nút vặn. Các bộ phụ trợ thủy lực hoặc khí nén cũng có thể được dùng thay cho nút vặn,

Bơm cánh gạt

Đặc điểm cấu tạo và nguyên lý làm việc Máy thủy lực cánh gạt là máy thủy lực roto có kết cấu đơn giản làm việc ít ồn, có khả năng điều chỉnh được lưu lượng. Loại máy này yêu cầu việc lọc chất lỏng khắt khe khi làm việc. Phạm vi làm việc của bơm cánh gạt tác dụng đơn tương đối hẹp nhưng đối với bơm tác dụng kép phạm vi làm việc được mở rộng nhiều. Máy thuỷ lực cánh gạt được sử dụng nhiều trong hệ thống máy công cụ, khoan, doa, phay, tiện, mài. Cấu tạo của bơm cánh gạt tác dụng đơn gồm có một vỏ hình trụ trong đó có rôto. Tâm của vỏ và rôto lệch nhau một khoảng là e. Trên rôto có các bản phẳng. Khi rôto quay, các bản phẳng này trượt trong các rãnh và gạt chất lỏng, nên gọi là cánh gạt. Phần không gian giới hạn bởi vỏ bơm và rôto gọi là thể tích làm việc. Với kết cấu bơm cánh gạt như trên, một vòng quay máy thể hiện một lần hút và một lần đẩy còn gọi là bơm tác dụng đơn. Bơm càng nhiều cánh gạt thì lưu lượng càng đều, thông thường số cánh gạt có từ 4 đến 12 cánh. Nhược điểm của bơ

MÁY THỦY LỰC ROTO

Bơm Roto là loại bơm thể tích, bộ phận làm việc chính trực tiếp trao đổi năng lượng với dòng chất lỏng là do bộ phận có chuyển động quay như bánh răng, trục quay có cánh gạt… gọi chung là roto Roto có chuyển động tròn đều tạo ra dòng chảy tương đối đều, lưu lượng có dao động nhưng ít hơn so với dòng chảy trong bơm piston. Nguyên lý làm việc của roto tuy có cùng chuyển động quay nhưng khác bánh công tác của bơm ly tâm. Roto truyền trực tiếp áp năng cho chất lỏng, phần động năng của chất lỏng không đáng kể. Áp suất do bơm roto tạo nên thường cao hơn so bơm ly tâm và thấp hơn so với piston: thường trong khoảng từ 20 đến 150 at Lưu lượng của bơm thường nhỏ. Ưu điểm chung là kết cấu đơn giản, kích thước nhỏ gọn, có tuổi bền cao, chắc chắn tin cậy, có thể là việc với số vòng quay lớn, công suất trên một đơn vị trọng lượng lớn. Bơm roto bao gồm: Bơm bánh răng, bơm trục vít, bơm cánh gạt, bơm chân không vòng nước… SCCK.TK (sưu tầm)

Bơm màng (diaphragm pump)

Hình về bơm màng Bơm màng là bơm làm việc có nguyên lý hút đẩy kiểu bơm piston đơn trong đó người ta thay thế piston bằng màng. Tuy nhiên có sự khác nhau giữa 2 loại bơm này như sau:  Đối với bơm piston sự thay đổi thể tích làm việc của bơm được xác định theo hành trình chuyển động tương đối giữa piston và xilanh. Do vậy có khe hở giữa piston và xilanh và kết cấu làm kín giữa 2 phía của piston la ở dạng động.  Đối với bơm màng sự thay đổi thể tích làm việc của bơm sinh ra do chuyển động tiến lùi của màng. Ở bơm này không có kết cấu làm kín động như trong bơm piston. Vì vậy chúng được sử dụng trong những trường hợp bơm chất lỏng bẩn độc hại. Hình 1: Bơm màng dùng khí nén tác dụng Hình 1 trình bày sơ đồ kết cấu của một bơm màng với áp lực tác dụng lên màng là khí nén. Người ta có thể thay thế khí nén bằng lực điều khiển trực tiếp tác dụng lên màng hoặc qua một cơ cấu piston như hình 2. Hình 2: Bơm màng có điều khiển bằng cơ cấu piston SCCK.TK

MÁY THỦY LỰC PISTON (p2)

Khắc phục sự chuyển động không ổn định của chất lỏng. Sau khi nghiên cứu chuyển động không ổn định của chất lỏng trong qúa trình làm việc của bơm piston, ta thấy rõ tính chất dao động của lưu lượng và áp suất gây ra nhiều tác hại làm tăng tổn thất thủy lực, gây chấn động và bơm làm việc trong một hệ thống ống dài có thể xuất hiện va đập thủy lực làm hỏng các bộ phận của bơm và hệ thống. Trong trường hợp nhiều bơm cùng làm việc trong một hệ thống, biên độ dao động của áp suất trong hệ thống có thể tăng lên rất lớn vì cộng hưởng Ngoài ra dao động của áp suất và lưu lượng của bơm còn ảnh hưởng xấu đến chất lượng làm việc của hệ thống thủy lực. Vì nhược điểm cơ bản này mà bơm piston có hệ số không đều về lưu lượng và vì thế nó không được sử dụng trong các hệ thống truyền động thủy lực hoặc hệ thống điều khiển đòi hỏi chính xác cao. Do đó cần phải có biện pháp để hạn chế tính chất không ổn định của dòng chảy trong bơm piston. Nói chung có ba biện pháp sau đây: - Dùng bơm tác dụng hai

Bơm trục vít sử dụng trong lĩnh vực dầu khí

Ở phân khúc tìm kiếm, khai thác (upstream) và chế biến,lưu trữ, vận chuyển (midstream) trong lĩnh vực dầu khí ngày nay, bơm trục vít đóng vai trò rất lớn, lĩnh vực mà trước đây bơm ly tâm và bơm pistong được sử dụng phổ biến. Lý do là ngày bơm trục vít ngày được các nhà sản xuất với công nghệ tiên tiến cộng với nhu cầu bơm các loại dầu thô nặng. Cả bơm hai và 3 trục vít đều làm việc tốt với các loại dầu thô nhiều pha, dầu thô nặng và nhũ tương của dầu thô\nước. In today’s upstream and midstream oil and gas environment, screw pumps are playing a larger role in what has traditionally been a centrifugal and reciprocating pump market. This is due in large part to technological innovation by screw pump manufacturers and the industry’s need to pump heavier crude oils. Both twin screw and three screw pumps are successfully operating in multiphase, heavy crude oil and crude oil/water emulsion applications. The oil and gas industry is producing, transporting and refining more unconventional, he

MÁY THỦY LỰC PISTON (p1)

I. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẪN ĐỘNG PISTON 1. Dẫn động piston bằng tay quay thanh truyền Kiểu dẫn động này thường được áp dụng với các máy piston đơn và máy piston kép. Tay quay 1 quay tròn nhờ dẫn động của động cơ điện làm cho thanh truyền 2 chuyển động lắc kéo theo piston số 3 chuyển động tịnh tiến qua lại. 2. Dẫn động piston bằng trục khuỷu Kiểu dẫn động này thường áp dụng cho máy piston day phẳng. Tùy theo số lượng của piston mà góc lệch của tay quay sẽ khác nhau. 3. Dẫn động piston bằng cam Phương pháp dẫn động này được áp dụng trong máy piston hướng kính (hướng tâm). Có 2 loại thường dùng là cam ngoài và cam trục. • Cam trục Cam trục là dạng cam được bố trí phí trong (tâm trục) block xilanh quay. Với kết cấu máy piston có dẫn động bằng cam trục thì thường cam đóng vai tró chi tiết quay còn block xilanh đứng yên. Đặc điểm này tiện cho việc phân phối chất lỏng bằng van bố trí ngay trên block xilanh không quay. • Cam ngoài. Cam ngoài là dạng cam bao ngoài block xilanh. Cam

Đặc điểm cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm bánh răng

Bơm bánh răng là loại bơm thể tích được sử dụng rộng rãi vì những ưu điểm sau: - Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo - Độ tin cậy cao, kích thước nhỏ gọn - Số vòng quay và công suất trên một đơn vị trọng lượng lớn - Có khả năng chịu quá tải trong một thời gian ngắn. Các ưu điểm này cần thiết đối với một bơm dùng trong hệ thống truyền động thủy lực. Nó được sử dụng trong những hệ thống thủy lực có áp suất trung bình. Trong những hệ thống thủy lực có áp suất cao, bơm bánh răng thường được dùng làm bơm sơ cấp. Bơm bánh răng là loại bơm không điều chỉnh được lưu lượng và áp suất khi số vòng quay cố định. Có 2 loại bơm bánh răng là: Bơm bánh răng ăn khớp ngoài và bơm bánh răng ăn khớp trong. Khi cần tăng lưu lượng người ta dùng bơm bánh răng có nhiều bánh răng ăn khớp. Hình 1: Sơ đồ nguyên lý bơm bánh răng ăn khớp ngoài Bơm bánh răng làm việc theo nguyên lý dẫn và nén chất lỏng trong một thể tích kín thay đổi được dung tích. Quá trình hút đẩy được diễn ra như sau:

Chọn mua máy bơm dùng trong sinh hoat và sản xuất

Nhu cầu sử dụng máy bơm trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản khá đa dạng: quản lý nước, giữ mực nước có chất lượng tốt và vừa đủ tùy từng đối tượng cây trồng, vật nuôi theo từng giai đoạn của chúng; bơm cấp nước mùa hạn và thoát nước mùa khô; tát nước để thu hoạch; tạo dòng chảy, phân phối hoặc giải phóng các chất hữu cơ, chất lắng đọng và các loại khí trong thủy vực; sử dụng như thiết bị đẩy đối với các phương tiện đường thủy; rửa mặn, rửa phèn cho ao, ruộng; cứu hỏa… Nhiều loại máy bơm hiện có bán trên thị trường đáp ứng các yêu cầu trên, người tiêu dùng cần tham khảo các đặc tính để chọn loại máy bơm phù hợp cho nhu cầu công việc của mình. Bơm cánh quạt (dùng nhiều trong nuôi trồng thủy sản) là loại máy bơm hoạt động khi mô tơ làm quay cánh quạt, dưới tác dụng của module cánh quạt của bơm, nước được hút vào theo đường ống hút. Thường nước được hút song song với trục bơm và thổi ra theo các hướng khác nhau. Tùy theo thiết kế của nhà sản xuất sẽ có các loại

Phân loại bơm thể tích

Bơm thể tích: là loại bơm có thể biến đổi trực tiếp cơ năng thành thế năng, thông qua quá trình nén, giảm chất lỏng bằng cách thay đổi theo chu kỳ dung tích trong một thể tích kín. Có thể chia bơm thể tích thành các loại: bơm pittông, bơm bánh răng, bơm trục vít, bơm rôto cánh trượt. a. Bơm pittông. Theo đặc điểm cấu tạo và hoạt động của bơm pittông có thể chia thành các loại: bơm pittông tác dụng đơn (Hình 1), bơm tác dụng kép (Hình 2), bơm vi sai, bơm pittông quay hướng kính (Hình 3), bơm pittông quay hướng trục (Hình 4). Ưu điểm của bơm pittông là tạo được áp suất nén cao và không phụ thuộc vào lưu lượng và tần số quay của tay biên. Nhược điểm là cấu tạo phức tạp, có các xupáp, lưu lượng cấp không đều và chạy chậm, làm tăng kích cỡ khi có lưu lượng lớn. Hình 1. Sơ đồ bơm pittông tác dụng đơn 1 – tay biên; 2 – thanh truyền; 3 – con trượt; 4 – cần pittông; 5 – pittông; 6 – xy lanh; 7 – khoang chứa; 8 – ống đẩy; 9- van đẩy; 10- ống hút; 11- van hút; A - điểm chết

Nghe Podcast Bảo Dưỡng Cơ Khí