Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quản lý sản xuất

Tiến trình thực hiện dự án Six-Sigma: R-DMAIC-V

Tiến trình thực hiện dự án Six-Sigma thông thường theo các giai đọan sau: R-DMAIC-V     DEFINE Nhận biết, sự ưu tiên, và lựa chọn đúng dự án.     MEASURE Xác định những đặc tính của sản phẩm chủ lực và những thông số của quá trình, hiểu rõ quá trình và đo lường các hoạt động.     ANALYZE Nhận dạng các yếu tố cốt lõi của quá trình. IMPROVE Thiết lập mô hình dự đoán và tối ưu hóa sự thực hiện. CONTROL Giữ những lợi ích. Ngoài ra chúng ta còn các cách tiếp cận khác ví dụ: Trong thiết kế hay phát triển:  DFSS – Design for Six Sigma Trong giao thương, dịch vụ: TSS – Transactional Six Sigma Theo leansigmavn.com SCCK.TK

Six Sigma và Lean áp dụng thế nào cho phù hợp

Các vấn đề và các cơ hội được nhận diện để cải tiến tại các Doanh nghiệp đang được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó. Cây Six Sigma và Lean cho chúng ta một cái nhìn trực quan về các vần đề chúng ta đang gặp phải trong việc lựa chọn các phương pháp và công cụ khác nhau để giải quyết. Chúng ta xem xét các vấn đề của chúng ta như là hái các quả trên cây. Các quả ở tầm thấp nhất hoặc đã rơi rụng dưới đất thì rất dễ hái, và rất đơn giản chúng ta chỉ cần thực hiện các công việc và thao tác cực kỳ đơn giản và logic để hái được nó, hay là bằng “mắt thường” cũng có thể hái được. Ví như hình trên để giải quyết các vấn đề này không nhất thiết phải cực khổ phân tích tìm kiếm . . .làm gì, mà chỉ cần thực hiện các hành động sửa sai, hoặc ngăn chặn đơn thuần – Kaizen, QCC, G8D. theo cột mức sigma thì các vấn đề này đang có năng lực quá trình ở mức 2 – 3 Sigma Còn các quá trình có năng lực cao hơn thì chúng ta phải cần có biện pháp khác cao hơn là hành động sửa sai, đối với các quá trình có n

6 SIGMA Là gì?

1. 6 Sigma là gì? Hiện nay, bên cạnh TQM và ISO 9000, 6 Sigma đang được nhiều công ty quan tâm và áp dụng do các ưu việt của nó được rút kinh nghiệm từ thực tiễn áp dụng tại các tập đoàn lớn như Motorola, Allied Signal hay GE (General Electric)... Tại sao 6 Sigma?     Ðối với Motorola, nơi đầu tiên đề xuất 6 Sigma, thì câu trả lời thật đơn giản: để tồn tại. Kể từ giữa thập kỷ 80, khi Motorola xem xét một cách nghiêm túc vấn đề chất lượng, tập đoàn này đã có những bước tiến nhảy vọt chẳng hạn giải thưởng chất lượng Malcom Baldrige năm 1988 và bí quyết thành công đó là cuộc cách mạng về chất lượng với 6 Sigma. Sẽ là thiếu chính xác nếu nghĩ rằng 6 Sigma có nghĩa là đề cập đến chất lượng theo khái niệm truyền thống - đó là sự thoả mãn các yêu cầu. 6 Sigma thực chất là giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận. Ðể liên kết mục đích của 6 Sigma với khái niệm chất lượng, chúng ta cần có một định nghĩa mới về chất lượng, đó l

Kỹ năng lập kế hoạch

1. Khái niệm hoạch định Là một quá trình ấn định những mục tiêu và xác định biện pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó. Nó liên hệ với những phương tiện cũng như với những mục đích. Tất cả những người quản lý đều làm công việc hoạch định. 2. Ý nghĩa - Tư duy có hệ thống để tiên liệu các tình huống quản lý - Phối hợp mọi nguồn lực của tổ chức hữu hiệu hơn. - Tập trung vào các mục tiêu và chính sách của tổ chức. - Nắm vững các nhiệm vụ cơ bản của tổ chức để phối hợp với các quản lý viên khác. - Sẵn sàng ứng phó và đối phó với những thay đổi của môi trường bên ngoài - Phát triển hữu hiệu các tiêu chuẩn kiểm tra. 3. Làm thế nào xác định công việc? Khi bắt đầu một công việc mới, làm thế nào để triển khai công việc đó hoàn hảo? Nếu bạn không có phương pháp để xác định đầy đủ các yếu tố, bạn có thể bỏ sót nhiều nội dung công việc. Đó chính là một lỗ hổng trong hoạch định công việc PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NỘI DUNG CÔNG VIỆC (5W H 2C 5M) - Xác định mục tiêu, yêu cầu

HỆ THỐNG SẢN XUẤT TỨC THỜI

Just-In-Time = JIT Chiến lược Just-In-Time (JIT) được gói gọn trong một câu: “đúng sản phẩm với đúng số lượng tại đúng nơi vào đúng thời điểm”. Trong sản xuất hay dịch vụ, mỗi công đoạn của quy trình sản xuất ra một số lượng đúng bằng số lượng mà công đoạn sản xuất tiếp theo cần tới. Các quy trình không tạo ra giá trị gia tăng phải bỏ. Điều này cũng đúng với giai đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất, tức là hệ thống chỉ sản xuất ra cái mà khách hàng muốn. Nói cách khác, JIT là hệ thống sản xuất trong đó các luồng nguyên vật liệu, hàng hoá và sản phẩm truyền vận trong quá trình sản xuất và phân phối được lập kế hoạch chi tiết từng bước sao cho quy trình tiếp theo có thể thực hiện ngay khi quy trình hiện thời chấm dứt. Qua đó, không có hạng mục nào rơi vào tình trạng để không, chờ xử lý, không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi để có đầu vào vận hành. Các dây truyền lắp ráp của hãng Ford đã áp dụng JIT từ những năm 30. Cần nói thêm rằng Ford là người đi đầu trong việc áp dựng cá

Lãng phí trong công việc và các hoạt động ở văn phòng

Khi chúng ta nói về 7 loại lãng phí theo TPS (phương thức sản xuất Toyota) rất nhiều người nghĩ rằng chỉ xẩy ra trong hệ thống sản xuất. Không có gì để làm trong các hoạt động của cộng viêc văn phòng. Tuy nhiên, Tôi cố gắng liên tưởng đến các loại lãng phí trong công việc và các hoạt động hàng ngày của chúng ta, Tôi thấy rằng lãng phí tác động tới hiệu quả của bản thân mỗi chúng ta dù bất kì trong sản xuất hay trong công việc văn phòng. Over production : Bạn đã bao giờ bị Sếp bạn bắt làm lại báo cáo chưa? Bởi vì lý do là báo cáo của bạn quá nhiều thông tin không liên quan và không cần thiết tới yêu cầu của ông ấy, bạn sẽ rất buồn vì bạn làm việc chăm chỉ và siêng năng, mà không được thừa nhận. Đây là một ví dụ về sản xuất thừa trong văn phòng, Vào ngày 04/01/08 tôi có cơ hội trình bày với Ban Giám đốc FPT-HCM về hoạt động cải tiến, tôi đã tốn rất nhiều công sức để muốn truyền tải được tất cả các vấn đề muốn nói muốn trình bày. Tôi làm slide trình bày vô số, bên cạnh đó tôi còn i

CON ĐƯỜNG THÀNH CÔNG CỦA TOYOTA – THE TOYOTA WAY

Con đường thành công của Toyota 14 nguyên tắc quản lý của nhà sản xuất vĩ đại nhất thế giới   Tư tưởng   Toyota gây được sự chú ý lần đầu tiên của thế giới vào những năm 1980 khi mà khách hàng bắt đầu nhận ra rằng xe Toyota có tuổi thọ dài hơn và ít sửa chữa hơn xe Mỹ. Ngày nay họ là một trong những nhà sản xuất xe hơi có lãi nhất trên thế giới, sản xuất xe hơi chất lượng cao, theo thị hiếu của người dùng, sử dụng ít giờ lao động và hàng hóa tồn kho. Đến ngày hôm nay, Toyota vẫn tiếp tục gia tăng sản xuất, phát triển sản phẩm và hòan thiện quy trình   “Con đường thành công của Toyota” giải thích nguyên tắc quản lý và triết lý kinh doan đã mang đến sự thành công của Toyota. Sách trình bày   cách tiếp cận của Toyota đối với việc sản xuất tiết kiệm (được biết đến như hệ thống sản xuất Toyota) và 14 nguyên tắc đã đưa Toyota đến sự nổi tiếng về chất lượng và vượt trội. Sách cũng trình bày cách thức mà ta có thể áp dụng cùng những nguyên lý vào việc cải tiến các quy trình kinh doanh mà v

Nghe Podcast Bảo Dưỡng Cơ Khí