Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn kiểm tra không phá hủy - NDT

THIẾT BỊ ĐO-KIỂM TRA BẰNG SIÊU ÂM

MÁY ĐO ĐỘ CỨNG VẬT LIỆU Ứng dụng : Đo cường độ vật liệu nhanh chóng và hiển thị giá trị độ cứng theo các đơn vị Vickers, Brinell, Rockwell và Shore b ằng chức năng chuyển đổi Đặc tính kỹ thuật: Vickers : 80-940HV Brinell : 69-647 HB RockwellB : 13.5-99.5 HRB RockwellC : 20.0-68.0 HRC Shore : 30.1-99.5 HS MÁY ĐO ĐỘ DÀY VẬT LIỆU BẰNG SIÊU ÂM Ứng dụng: Dùng để đo độ dày đủ loại các vật liệu thô, các kim loại có từ tính và không từ tính như kim loại, nhôm, nhựa cứng, gốm sứ, thủy tinh,.. Màn hình LCD lớn, dễ đ ọc. Tự động bù hình V cho vật liệu mỏng Có bộ nhớ lưu trữ giá trị đo Tính năng kỹ thuật: Tầm đo: 1mm – 200mm Độ chính xác: 0.01mm MÁY ĐO ĐỘ DÀY LỚP PHỦ BẰNG SIÊU ÂM Ứng dụng: Đo độ dày lớp sơn phủ trên các kim loại, bê tông, gỗ, thủy tinh, nhựa, gốm sứ,… Có bộ nhớ lưu trữ giá trị đo Đặc tính kỹ th

Nhận diện vật liệu thực (PMI)

Nhận diện vật liệu thực (PMI) là một trong những phương pháp thử nghiệm không phá hủy chuyên dùng. Bằng phương pháp nhận diện vật liệu thực, ta có thể xác định cấu tạo hợp kim của vật liệu. Nếu chứng chỉ vật liệu bị thiếu sót hay không rõ cấu tạo của vật liệu, thì PMI chính là giải pháp. PMI đặc biệt được sử dụng cho kim loại chất lượng cao như thép không rỉ và kim loại nặng. Trong khi các kỹ sư cố gắng đẩy các giới hạn làm việc của vật liệu đến giới hạn thiết kế, thì việc bảo đảm rằng vật liệu đúng được sử dụng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Có 2 phương pháp PMI: Nguyên lý XRF (x-ray fluorescence – huỳnh quang do tia X) là một trong những phương pháp PMI. Thiết bị sử dụng các nguồn phóng xạ thấp (đồng vị) hay các đầu chiếu tia X. Vật liệu cần chiếu chụp cho biết phóng xạ và năng lượng phát ra. Vì mỗi nguyên tố đều có cấu trúc nguyên tử riêng của nó, nên sự phản xạ này sẽ tạo ra mức năng lượng riêng biệt cho mỗi nguyên tố khác nhau. Người ta đo lường và dò tìm năng lượng này để x

Chụp ảnh phóng xạ (Radiographic Testing)

Chụp ảnh phóng xạ là quá trình hướng các tia phóng xạ tới vật cần kiểm tra, xuyên qua nó và tạo ảnh trên phim. Phim sẽ được đem đi rữa và hình ảnh sẽ hiện lên dưới dạng bóng mờ giữa các màu trắng và đen. Chụp ảnh phóng xạ thường gồm nguồn, ví dụ như tia X, nguồn Gamma cũng như các phương pháp mới hơn như chụp ảnh phóng xạ thời gian thực, vi tính hóa, ví tính hóa cắt lớp. Một giải pháp có không thể đáp ứng tất cả các yêu cầu chụp ảnh phóng xạ. Việc lựa chọn đúng phụ thuộc vào các ứng dụng cụ thể. Chúng ta phải xem xét đến các điều kiện sau đây: điều kiện chiếu chụp, yêu cầu chất lượng ảnh và năng suất chụp cũng như là mức độ chấp nhận của các tiêu chuẩn quốc tế trong điều kiện công nghiệp của chúng ta. Phương pháp chụp ảnh phóng xạ truyền thống là một phương pháp kiểm tra không phá hủy sử dụng tia X hoặc tia Gamma để phát hiện các bất liên tục bên trong, dùng để đo bề dày và phát hiện ăn mòn. Với việc kiểm tra bằng chụp ảnh phóng xạ, vật liệu được chụp với tia đồng nhất từ đồng vị phón

Viết thêm về kiểm tra bằng dòng điện xoáy (Eddy Current Testing)

Ở bài trước tôi có trình bày sơ qua về kiểm tra bằng dòng điện xoáy Eddy Current Tesing, là một trong những phương pháp kiểm tra không phá hủy NDT.  Bài này xin trình bày thêm các ý sau đây:  - Nhắc lại nguyên lý cơ bản  - Đặc điểm pham vi ứng dụng  - Xem ví dụ kiểm tra, theo dõi tín hiệu  - Cách tính chiều sâu của khuyết tật  - Xem các ví dụ về các khuyết tật ứng với tín hiệu thu được  Nguyên lý cơ bản:   Khi một cuộn dây dẫn, có dòng điện xoay chiều đi qua tiến dần tới một miếng kim loại phẳng có khả năng dẫn điện, khi đó sẽ có dòng điện xoáy được tạo ra do hiện tượng cảm ứng điện từ. Sự thay đổi của dòng điện xoáy khi tiếp cận tấm kim loại được sử dụng để phát hiện các khuyết tật. Hình: Kiểm tra khuyết tật của tấm kím loại và ống của thiết bị trao đổi nhiệt. Đặc điểm:  - Phương pháp này thường áp dụng để kiểm tra các ống trao đổi nhiệt của các thiết bị như thiết bị ngưng tụ nước condensate, thiết bị làm mát, v.v...  - Chỉ kiểm tra được các vật có thể dẫn điện.  - Chỉ áp dụng cho ốn

NDT và kiểm tra bằng dòng điện xoáy (Eddy Current Testing)

NDT và kiểm tra bằng dòng điện xoáy (Eddy Current Testing) Sau khi đọc bài này bạn sẽ có thể nắm được 2 vấn đề sau: - Tại sao dòng điện xoáy lại được sử dụng trong NDT - Tại saoNDT lại quan trọng đối với đời sống chúng ta Từ kiểm tra không phá hủy tự nó nó đã giải nghĩa chính xác. NDT theo đúng nghĩa đen là kiểm tra một vật mà không phá hủy nó. Nói theo cách khác, chúng ta có thể tìm thấy các khuyết tật trong nhiều vật bằng kim loại bằng cách sử dụng dòng điện xoáy mà không bao giờ làm hư hại đến vật mà chúng ta đang kiểm tra. Điều này rất quan trong vì nếu chúng ta phá hủy vật mà chúng ta đang kiểm tra, nó sẽ không còn tình trạng tốt để có thể kiểm tra ở cùng một vị trí. NDT rất quan trọng bổi vì thường các khuyết tật mà chúng ta tìm không thể nhìn thấy bằng mắt vì nó bị bao bọc bởi lớp sơn hoặc một lớp mạ kim loại. Hoặc cũng có thể khuyết tật đó quá nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt hoặc bất cứ phương pháp kiểm tra bằng mắt nào khác. Vì vậy, các phương pháp kiểm tra như

KIỂM TRA BẰNG TRUYỀN ÂM - Accoustic Emission

Phương pháp truyền âm dựa trên một nguyên lý rất đơn giản: khi trên vật thể phát sinh vết nứt, quá trình nứt luôn phát ra các sóng siêu âm tắt dần ở một dải tần số nhất định.Bằng cách gắn các đầu dò sóng siêu âm trên bề mặt vật thử theo một sơ đồ thích hợp, xử lý các số liệu về độ trễ, biên độ .. của các tín hiệu nhận được, người ta có thể xác định được chính xác các vết nứt phát sinh trên bề mặt và cả bên trong kim loại trong quá trình thử. Mặc dù nguyên lý đơn giản nhưng phương pháp này chỉ bắt đầu được áp dụng trong khoảng 15 năm trở lại đây cùng với sự phát triển của kỹ thuật siêu âm và kỹ thuật tin học cho phép xử lý một cách tức thời với độ chính xác cao các tín hiệu thu nhận trong quá trình thử. Thực tế cho thấy kể cả khi không có hiện tượng nứt, trong quá trình thử bên trong kim loại luôn lan truyền các sóng siêu âm ở các dải tần khác nhau. Tuy nhiên đặc điểm nhận biết của các sóng siêu âm do vết nứt trong kim loại tạo ra là chúng có tần số từ 100 - 400 kHz và là các sóng ở dạn

On-stream inspection - phương pháp kiểm định thiết bị trong tình trạng hệ thống thiết bị đó vẫn đang vận hành

On-stream inspection là 1 khái niệm được dùng trong API 510 (API – American Petrolium Institute) để chỉ phương pháp kiểm định thiết bị trong tình trạng hệ thống thiết bị đó vẫn đang vận hành. Kỹ thuật này, về bản chất là 1 lợi ích của Risk base inspection (phương pháp kiểm định dựa trên hệ số rũi ro”). Nguyên tắc thực hiện là dùng những biện pháp kiểm tra không phá hủy thay thế cho việc thử thủy lực và khám trong. Để làm được điều này, đôi khi cần có sự chuẩn bị ngay từ khi thiết kế và chế tạo hệ thống thiết bị. On-stream inspection đặc biệt hữu ích trong trường hợp mà chi phí của việc dừng hệ thống là quá cao (sản phẩm hư hại, ảnh hưởng nặng nề đến những dây chuyền sản xuất khác, chi phí cân chỉnh khi khởi động lại hệ thống cao…). Ví dụ tốt cho những hệ thống loại này là hệ thống sử lý khí thiên nhiên cho những nhà máy nhiệt điện. Áp lực của việc cung cấp năng lượng điện không cho phép hệ thống ngưng trong thời gian đủ dài để thực hiện việc kiểm định thông thường. Trong 1 số trường

Kiểm tra không phá hủy (Non destructive testing – NDT)

Trong kỹ thuật sửa chữa cơ khí, có một số phương pháp kiểm tra không phá hủy nhằm tìm ra các khuyết tật hoặc tiềm năng hư hỏng của chi tiết máy hoặc thiết bị, mắt thường nhiều khi không thấy được mà không ảnh hưởng đến chi tiết, thiết bị. Ở nhà máy tôi thường dùng pp siêu âm để đo bề dày vỏ thiết bị bồn, tháp cao áp và pp chụp phim phóng xạ để kiểm tra mối hàn cao áp. Xin giới thiệu các pp NDT chủ yếu sau đây để các bạn tham khảo.   Kiểm tra không phá hủy là việc sử dụng các phương pháp vật lý để kiểm tra phát hiện các khuyết tật bên trong hoặc ở bề mặt vật kiểm mà không làm tổn hại đến khả năng sử dụng của chúng. Viết tắt từ chữ tiếng Anh "Non - destructive Testing", hay mở rộng hơn là " Non - Destrictive Evaluation" (NDE - thiên về định lượng, kiểm tra) hay "Non - Destructive inspection" - NDI.  Kiểm tra không phá hủy dùng để phát hiện các khuyết tật như là nứt, rỗ, xỉ, tách lớp, hàn không ngấu, không thấu trong các mối hàn..., kiểm tra độ cứng của vật

Nghe Podcast Bảo Dưỡng Cơ Khí