Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Ảnh: những thiết bị lớn nhất thế giới

1. Vòng bi lớn nhất thế giới Chiếc vòng bi lớn nhất thế giới do hãng FAG sản xuất. Đường kính max của vòng là 7,1 mét; trọng lượng của vòng là 14000 kg. Người ta phải chế tạo vòng bi này trong phân xưởng có điều hoà nhiệt độ, vì chỉ cần nhiệt độ thay đổi 1 độ Kelvin thì đường kính của vòng sẽ thay đổi 1 lượng 0,085 mm. 2. Chiếc máy đào đất lớn nhất thế giới Chiếc máy đào đất lớn nhất thế giới được thiết kế và chế tạo bởi Krupp (Đức). Chiếc máy này cao 95 m; dài 215 m; nặng 45000 tấn. Nó được thiết kế và chế tạo trong khoảng thời gian 5 năm và tiêu tốn 100 triệu đô la Mỹ. Máy có thể đào được 76000 mét khối đất đá trong 1 ngày với tốc độ cao nhất là 10 mét hào trong 1 phút. 3. Máy biến thế công suất lớn nhất thế giới 800kV của Siemen Siemens Energy đã cung cấp máy biến áp lớn nhất và mạnh nhất thế giới 800-kilovolt cho Trung Quốc. Biến áp được sản xuất tại nhà máy của Siemens ở Nuremberg dành cho công ty Xiangjiaba-Thượng Hải, dùng cho truyền tải điện một chiều cao áp (HVDC) đang được

Lý thuyết cơ bản về rung động máy (P1)

Lý thuyết rung động và phân tích tín hiệu dữ liệu rung động là chủ đề phức tạp và là những chủ đề của nhiều sách giáo khoa. Mục đích của phần này là cung cấp lý thuyết đủ để cho phép các khái niệm về dữ liệu rung động và các phân tích của chúng được hiểu rõ trước khi khi bắt đầu các cuộc thảo luận sâu hơn trong phần sau của mô-đun này. LÝ THUYẾT RUNG ĐỘNG Một dao động là một chuyển động định kỳ hay tự lặp lại sau một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian này được gọi là chu kỳ dao động T. Một biểu đồ hay biên dạng rung động được thể hiện trong hình 3.1 cho thấy chu kỳ T và khoảng dịch chuyển cực đại hay biên độ X 0 . Nghịch đảo của chu kỳ này, được gọi là tần số f của rung động mà có thể được biểu diễn trong đơn vị của chu kỳ trong một giây (cps) hay Hertz (Hz). Một hàm điều hòa là hàm đơn giản của chuyển động định kỳ và được thể hiện trong hình 3.2 là hàm điều hòa cho các dao động nhỏ của con lắc đơn giản. Một mối quan hệ có thể thể được biểu diễn bằng phương trình sau

Tìm hiểu nguyên lý làm việc của tuabin gió

Nguyên lý làm việc của tuabin gió 1. Khái niệm về năng lượng gió: Gió là một dạng của năng lượng mặt trời. Gió được sinh ra là do nguyên nhân mặt trời đốt nóng khí quyển, do trái đất xoay quanh mặt trời và do sự không đồng đều trên bề mặt trái đất. Luồng gió thay đổi tuỳ thuộc vào địa hình trái đất, luồng nước, cây cối, con người sử dụng luồng gió hoặc sự chuyển động năng lượng cho nhiều mục đích như: đi thuyền, thả diều và phát điện. Năng lượng gió được mô tả như một quá trình, nó được sử dụng để phát ra năng lượng cơ hoặc điện. Tuabin gió sẽ chuyển đổi từ động lực của gió thành năng lượng cơ. Năng lượng cơ này có thể sử dụng cho những công việc cụ thể như là bơm nước hoặc các máy nghiền lương thực hoặc cho một máy phát có thể chuyển đổi từ năng lượng cơ thành năng lượng điện. 2. Cấu tạo tuabin gió: Bao gồm các phần chính sau đây: - Anemometer: Bộ đo lường tốc độ gió và truyền dữ liệu tốc độ gió tới bộ điểu khiển. - Blades: Cánh quạt. Gió thổi qua các cán

Dòng điện trục, nguyên nhân, tác hại đến ổ trục trượt và cách khắc phục

Xem thêm: Hệ thống giám sát dòng điện trục taubin hơi (VCM) Dòng điện trục là dòng điện sản sinh trong các máy điện do sự dẫn điện và cảm ứng của trục máy. Trong các thiết bị điện quay cỡ nhỏ như máy phát điện hay động cơ điện, người ta không quan tâm đến sự dẫn điện của một thanh dẫn rất lớn nằm trong từ trường quay của máy, thanh dẫn đó chính là trục máy. Tuy nhiên trong các máy điện lớn, vấn đề dẫn điện và cảm ứng của trục máy lại trở nên đáng quan tâm. Nguyên nhân phát sinh Dòng điện trục Một thanh dẫn đặt trong một từ trường xoay chiều sẽ sinh ra một sức điện động cảm ứng. Sức điện động cảm ứng đó nếu được kín mạch sẽ sinh ra dòng điện cảm ứng. Trong một máy điện quay, các thanh dẫn lắp gần bề mặt Rô to là nơi gần với khe hở không khí nhất, vì thế là nơi có từ trường mạnh nhất. Sức điện động cảm ứng nếu sinh ra sẽ lớn nhất, và dòng điện cũng lớn nhất. Đối với các máy điện đồng bộ, thì do Rotor quay đồng bộ với từ trường quay nên sức điện động đó không đáng kể, nh

Ý nghĩa vòng bi SKF 6202R-2RS và SKF 7319BEP

Một số bạn đọc gửi email cho tôi xin giải thích giúp ý nghĩa ký hiệu vòng bi SKF 6202R-2RS và SKF 7319BEP. Tôi xin trả lời như sau: 1. SKF 6202R-2RS SKF 6202R-2RS là vòng bi đỡ SKF. Vòng bi đỡ SKF Quy ước: những ổ lăn có đường kính ổ bằng 10,12,15,17 mm có mã số kích cỡ sau: 00 =10 mm 01 = 12 mm 02 = 15 mm 03 = 17 mm như vậy: 6 ở đầu: vòng bi đỡ 1 dãy Đường kính trong d= 15mm Đường kính ngoài D= 35mm Bề rộng B =11 R Cụm vòng trong hoăc lắp với bộ con lăn (và vòng cách ) của ổ lăn có thể tách rời 2RS: Phớt tiếp xúc bằng cao su tổng hợp(có hoặc k có tấm thép gia cố), lắp trên cả hai mặt vòng bi 2. SKF 7319BEP Bề rộng B:45mm Đường kính ngoài D:200mm Đường kính trong d: 95mm BE: Ổ bi đỡ chặn một dãy có góc tiếp xúc 40^o và thiết kế bên trong được cải tiến P: Vòng cách bằng polyamide 6,6 phun ép được độn sơi thủy tinh bố trí ở giữa các con lăn Tham khảo sổ tay SKF Nguyễn Thanh Sơn

Giải thích ý nghĩa ký hiệu vòng bi SKF (Phần cuối)

K Lỗ côn, góc côn 1:12 K30 Lỗ côn, góc côn 1:30 LHT Mỡ chịu nhiệt độ thấp và cao bôi trơn sẵn trong ổ lăn (-40 đến +140 o C ). Hai chữ số theo sau LHT cho biết loại mỡ. Chữ cái hoặc chữ số đi kèm như đã giải thích trong phần “HT” xác định mỡ vào ổ lăn khác với tiêu chuẩn. Ví dụ: LHT23, LHT23C hoặc LHT23F7 LS Phớt tiếp xúc bằng cao su Acrylonitrile- (AU), có hoặc không có tấm thép gia cố lắp một bên ổ lăn 2LS Phớt tiếp xúc LS, lắp ở hai mặt của ổ lăn LT Mỡ chịu nhiệt độ thấp bôi trơn sẵn trong ổ lăn (-50 đến +180 o C). LT hoặc hai chữ hoặc chữ số kết hợp đi kèm được nêu trong phần HT xác định mỡ khác với tiêu chuẩn. Ví dụ: LT, LT10 hay LTF1 L4B Ổ lăn hoặc các bộ phận của ổ lăn có một lớp phủ bề mặt đặc biệt L5B Bộ con lăn có một lớp phủ bề mặt đặc biệt L5DA Ổ con lăn NoWear với các con lăn được phủ gốm L7DA Ổ con lăn NoWear với các con lăn và rãnh lăn vòng được phủ gốm M Vòng cách bằng đồng

Giải thích ý nghĩa ký hiệu vòng bi SKF (P3)

CL3 Ổ côn hệ inch có dung sai cấp 3 theo tiêu chuẩn ANSI/ABMA 19.2:1994 CL7C Ổ côn có ma sát thấp và đọ chinh xác hoạt động cao. CN Khe hở tiêu chuẩn, thường được sử dụng chung với một chữ cái để cho biết khoảng khe hở được thu nhỏ hoặc dịch chuyển. Ví dụ CNH Nữa trên của khoảng khe hở tiêu chuẩn CNL Hai phần tư giữa của khoảng khe hở tiêu chẩn CNM Nửa dưới của khoảng khe hở tiêu chuẩn CPN Nửa trên của khoảng khe hở tiêu chuẩn và nữa dưới của khoảng khe hở C3 Các chữ cái H, L, M và P neu trên cũng được sở dụng chung với những cấp khe hở C2, C3 và C4 CV Ổ đũa không có vòng cách với thiết kế bên trong được cải tiến CS Phớt tiếp xúc bằng cao su fluoro (FKM) được gia cố bằng tấm thép lắp một bên của ổ lăn 2CS Phớt tiếp xúc CS lắp hai bên của ổ lăn CS5 Phớt tiếp xúc bằng cao su nitrile butadi- ene hydro hóa (HNBR) được gia cố bằng tấm thép lắp một bên của ổ lăn 2CS5 Phớt tiếp xúc CS5 lắp hai bên của ổ lăn C1 Ổ lăn có khe hở nhỏ hơn C2 C2 Ổ lăn c

Nghe Podcast Bảo Dưỡng Cơ Khí