Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quản lý bảo trì

KPI đo lường và quản lý chức năng bảo dưỡng (P2)

Bài viết này tập trung vào việc xác định chỉ số KPI theo dõi hiệu quả hoạt động cho các chức năng bảo dưỡng, chứ không phải là sự tổ chức cho hệ thống bảo dưỡng. Chức năng bảo dưỡng có thể liên quan đến các đơn vị khác nằm ngoài tổ chức bảo dưỡng. Tương tự, bộ phận bảo dưỡng đã được thêm vào trách nhiệm vượt ra ngoài chức năng bảo dưỡng. Và như vậy, sẽ có thêm chỉ số KPI theo dõi hoạt động bổ sung để báo cáo. Các chỉ số KPI theo dõi hoạt động cho đơn vị bảo dưỡng có thể bao gồm các chỉ số KPI cho các lĩnh vực khác như hoạt động an toàn sức khỏe, quản lý nhân viên, đào tạo và phát triển, v.v… Tiến trình độ tin cậy của các tài sản Việc quản lý sự hoạt động của các tài sản hữu hình là không thể thiếu để kinh doanh thành công. Những gì chúng ta quản lý là quá trình kinh doanh cần thiết để tạo ra kết quả. Một trong những quá trình kinh doanh đó là trách nhiệm duy trì độ tin cậy tài sản hữu hình. Tiến trình độ tin cậy của tài sản được thể hiện trong hình 3. Nó là một phần củ

KPI đo lường và quản lý chức năng bảo dưỡng (P1)

KPI -Key Performance Indicator: Các chỉ số chính theo dõi quá trình hoạt động Thanh Sơn biên dịch từ tài liệu của Ivara (năm 2010) Giới thiệu "Không thể quản lý những gì mà bạn không thể kiểm soát và bạn không thể kiểm soát những gì mà bạn không thể đo lường "(Peter Drucker)! . Việc đo lường kết quả hoạt động thực hiện công việc là một nguyên tắc cơ bản trong quản lý. Việc đo lường hiệu quả thực hiện là quan trọng vì nó xác định khoảng cách giữa kết quả hoạt động hiện tại và mong muốn và cung cấp các tiến trình để hướng tới gần mục tiêu. Lựa chọn cẩn thận các chỉ số giúp xác định chính xác phải làm gì để nâng cao hiệu quả thực hiện. Bài này chủ yếu đề cập tới việc xác định sử dụng các chỉ số KPI nào cho công tác bảo dưỡng, bằng cái nhìn đầu tiên vào cách đo lường hoạt động bảo dưỡng liên quan đến đo lường hoạt động sản xuất. Kể từ khi thực hiện các phép đo cho bảo dưỡng phải bao gồm cả chỉ tiêu cho kết quả và chỉ tiêu cho quá trình tạo ra các kết quả đó.

Tìm hiểu toàn diện về các phương pháp bảo trì và lựa chọn chiến lược bảo trì phù hợp

Biên soạn Nguyễn Thanh Sơn , bản quyền thuộc baoduongcokhi.com Hiện nay, có rất nhiều loại bảo trì khác nhau, tuy nhiên, việc lựa chọn loại bảo trì thích hợp đôi khi gặp phải những thách thức, bởi vì mỗi loại bảo trì lại có những định nghĩa và ứng dụng khác nhau đối với từng người. Thay vì mải mê trong những chi tiết phức tạp, bài viết này cung cấp cho đọc giả một cái nhìn tổng quan rõ ràng về chín loại bảo trì chính cùng các ứng dụng thích hợp của chúng, nhằm giúp đọc giả tìm ra chiến lược bảo trì phù hợp nhất mà không phải đối mặt với những khó khăn không đáng có. Xem thêm: Bảo trì, (Maintenance), là gì? Lịch sử bảo trì của thế giới, vai trò và thách thức Thảo luận về Thế hệ bảo trì thứ tư (The Fourth Generation of Maintenance) Trong bài viết này, chúng tôi cung cấp một cái nhìn toàn diện về 9 loại bảo trì chính. Dù các thuật ngữ có thể khác nhau, nhưng điều quan trọng nhất là đảm bảo chúng ta đang nói về cùng một vấn đề và các nguyên tắc cơ bản được hiểu rõ. Với nhiều người thắc mắc

ISO 55000 - bộ tiêu chuẩn về quản lý tài sản (Asset management)

Quản lý tài sản là gì? Quản lý tài sản là quá trình quản lý các tài sản của một tổ chức để tối đa hóa giá trị của chúng và đáp ứng các yêu cầu và mong đợi của các bên liên quan. Tài sản có thể là vật chất, tài chính, con người hoặc vô hình, và quản lý tài sản bao gồm việc lập kế hoạch, tối ưu hóa, lựa chọn, mua lại/phát triển, sử dụng, bảo trì và xử lý cuối cùng hoặc đổi mới các tài sản và hệ thống tài sản phù hợp. Quản lý tài sản đã được phát triển từ những năm 1990, bắt nguồn từ ngành dầu khí Biển Bắc và khu vực công của Úc, để xác định các quy trình kinh doanh cần thiết, các hoạt động liên kết và các tính năng tích hợp hệ thống để đạt được hiệu suất tối đa và các lợi ích. Mô hình của hệ thống quản lý tài sản Lợi ích của việc quản lý tài sản được tối ưu hóa Việc tối ưu hóa quản lý tài sản đem lại nhiều lợi ích rõ rệt, được chứng minh trên toàn cầu dựa trên quản lý toàn bộ vòng đời tài sản, từ rủi ro đến liên kết. Những lợi ích này bao gồm: Tổ chức quy trình, nguồn lực và đóng

Nghe Podcast Bảo Dưỡng Cơ Khí