Bạn có thể sẽ phải trả giá đắt và gặp nguy hiểm nếu không theo dõi các linh kiện nhạy cảm với thời gian. |
Tuabin khí SGT5 - 8000 H Công nghệ tuabin khí ngày một cải tiến, các linh kiện xung yếu của tuabin khí, ví dụ như các linh kiện thuộc tuyến đốt và tuyến khói nóng, đã có những thay đổi đáng kể về chi phí ban đầu, chi phí sửa chữa, giới hạn tuổi thọ kỳ vọng và thời gian chờ để nhận được linh kiện sau khi đặt hàng. Ghi chép chi tiết về các linh kiện xung yếu này của tuabin khí đóng vai trò nền tảng cho việc giảm thiểu chi phí trong suốt thời gian tuổi thọ gắn liền với việc sở hữu và vận hành tuabin khí.Nếu không theo dõi được theo thời gian thực và đo được chi phí tổng dự kiến của các linh kiện xung yếu, có số xêri (CSX) của tuabin khí thì chủ sở hữu có thể sẽ gặp rủi ro đáng kể. Rủi ro này có thể là phải loại bỏ một linh kiện đắt tiền trước khi đạt tới tuổi thọ kỳ vọng hoặc có thể là vấn đề tiềm ẩn về an toàn khi vận hành một linh kiện đã quá giới hạn tuổi thọ mà không hay biết. Trong cả hai trường hợp này, có thể giảm nhẹ rủi ro lớn tiềm tàng bằng cách áp dụng một qui trình tương đối dễ hiểu: Theo dõi vị trí lắp đặt và tuổi cộng dồn của các linh kiện CSX. Mặc dầu việc đòi hỏi theo dõi đúng yêu cầu các linh kiện CSX có vẻ như đơn giản, nhưng hiện nay, phần lớn các chủ sở hữu/người vận hành tuabin khí lại không nắm được các thông tin trọng yếu này đối với doanh nghiệp. Nhiều người dựa vào các nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng để theo dõi thông tin, tự mình thu thập các thông tin một cách thô sơ theo dạng biểu mẫu tự xây dựng hoặc dựa vào các báo cáo thanh tra định kỳ để lấy thông tin. Với cách làm như vậy, sẽ rất khó và mất nhiều thời gian để duy trì và rút ra được những thông tin có ý nghĩa từ các nguồn đó, còn nếu không thì các thông tin về các linh kiện có thể mất đi vĩnh viễn, và cùng với đó là mất luôn cơ hội để quản lý một cách chủ động các tài sản xung yếu và đắt tiền này. Các linh kiện xung yếu Khi xây dựng qui trình theo dõi các linh kiện xung yếu, chủ sở hữu phải cân nhắc so sánh giữa giá trị tiềm năng của việc theo dõi các linh kiện trong phạm vi các nhà máy của chủ sở hữu, thời gian và tiền của bỏ ra để duy trì các thông tin chứa đựng trong quá trình theo dõi. Theo dõi các linh kiện xung yếu là rất có lợi, xét về mặt kinh tế. Có thể đưa ra ví dụ sau: Tầng cánh số 1 của tuabin khí công nghệ F giá thành có thể lên tới 3 triệu USD. Thời gian và chi phí cho việc theo dõi đúng yêu cầu các linh kiện xung yếu này về tuổi thọ còn lại là rất nhỏ so với khả năng các linh kiện này vượt quá thời gian cho phép tại các nhiệt độ giới hạn và hậu quả là không thể sửa chữa lại được nữa. Hoặc một ví dụ khác: Xét trường hợp một chủ sở hữu có quan điểm quá cầu toàn, để rồi tháo ra, thử nghiệm phá huỷ hoặc thậm chí vứt bỏ các linh kiện đắt tiền do không có đủ thông tin chính xác về tuổi của linh kiện nên coi việc tiếp tục sử dụng sẽ ảnh hưởng tới an toàn. Nếu thực hiện được, một qui trình đơn giản là cân nhắc kỹ càng việc theo dõi linh kiện có thể sẽ giúp đưa ra những quyết định khôn ngoan, chính xác hơn trong kinh doanh mà chi phí là rất nhỏ so với tổn thất tiềm ẩn phải trả. Cuối cùng, khi xây dựng luận chứng về thực hiện hệ thống theo dõi các linh kiện CSX, chủ sở hữu cần xác định liệu có cần thiết phải có hệ thống theo dõi một khi đã có hợp đồng dịch vụ với nhà chế tạo thiết bị nguyên thuỷ (original equipment manufacturer – OEM). Trong phần lớn các trường hợp, thoả thuận dịch vụ luôn có thời điểm kết thúc hợp đồng, và sau đó có thể gia hạn hoặc chấm dứt. Nếu như không gia hạn, thì quyền sở hữu của tất cả các linh kiện CSX vẫn thuộc về chủ sở hữu. Và nếu không có hệ thống theo dõi các linh kiện cùng với các dữ liệu minh bạch và được xác định rõ ràng thì rất nhiều khả năng là chủ sở hữu chỉ nhận được một mớ giấy tờ chứ không phải là một hệ thống hoạt động tốt có thể sử dụng hiệu quả để quản lý tài sản thiết bị kể từ thời điểm đó về sau. Theo dõi các linh kiện nào? Một khi đã xác định là cần phải theo dõi các linh kiện, người chủ sở hữu phải quyết định sẽ theo dõi những linh kiện nào. Nói chung, chủ sở hữu chỉ nên theo dõi các linh kiện CSX, mà điển hình là các linh kiện được OEM xác định là xung yếu và có một giới hạn qui định về tuổi thọ. Mỗi linh kiện phải có một số xêri duy nhất mà nhờ đó có thể nhận diện được nó, còn nếu không, theo dõi tuổi thọ hoặc sự di chuyển của linh kiện trong phạm vi các nhà máy của chủ sở hữu sẽ chẳng có mấy ý nghĩa. Quyết định thứ hai của chủ sở hữu là nhận diện các linh kiện CSX cụ thể, sẽ được theo dõi trong qui trình này. Nói chung, mọi linh kiện CSX được coi là xung yếu đối với sự vận hành an toàn của tuabin khí cũng như những linh kiện có ảnh hưởng đáng kể tới chi phí vận hành và bảo trì, đều cần được theo dõi. Trong thực tiễn, nhiều linh kiện trong số đó vừa đóng vai trò xung yếu đối với sự vận hành an toàn lại vừa có chi phí đáng kể, ban đầu và trong suốt chu kỳ tuổi thọ. Chủ sở hữu cũng cần cân nhắc theo dõi cả những linh kiện CSX tuy không gây rủi ro lớn về an toàn nhưng lại đòi hỏi vốn đầu tư lớn và chi phi sửa chữa cao nên rất cần phải biết rõ tình trạng và tuổi thọ còn lại dự kiến để có thể quản lý tốt tài sản tuabin khí. Phương thức quen thuộc đối với phần lớn các công ty là theo dõi tất cả các linh kiện CSX có chi phí thay thế cao hơn một giá trị nào đó. Các linh kiện CSX thường được theo dõi nhất trong tuabin khí là thuộc tuyến cháy và tuyến nóng. Trong một tuabin khí công nghệ F (loại máy có số lượng linh kiện lớn nhất cần theo dõi), có tới khoảng 350 linh kiện riêng rẽ CSX cần theo dõi. Tiếp theo, chủ sở hữu phải quyết định cách thức theo dõi các linh kiện CSX. Nói chung, tất cả các linh kiện CSX đều được theo dõi trên cơ sở chuyển đổi. Nói cách khác, mỗi lần một linh kiện CSX được lắp đặt vào hoặc được tháo ra khỏi một tổ máy vận hành thì phải theo dõi tình trạng của nó. Tuy nhiên, chủ sở hữu cũng phải quyết định cách theo dõi linh kiện CSX khi nó được lưu kho hoặc gửi tới cơ sở sửa chữa. Đây là những nơi mà linh kiện có thể được sửa đổi cải tạo, và ngoài ra cũng là để theo dõi liên tục linh kiện theo thời gian. Các tiêu chí về tuổi của các linh kiện CSX Chắc chắn lý do quan trọng nhất thúc đẩy việc theo dõi các linh kiện CSX là khả năng đo được tuổi so với giới hạn tuổi thọ định trước. Điều này cho phép chủ sở hữu nắm được tuổi thọ còn lại theo góc độ vận hành cũng như tài chính (khấu hao). Để theo dõi tuổi của linh kiện CSX, trước tiên chủ sở hữu phải xác định các tham số về tuổi liên quan. Có thể đo tuổi bằng cách sử dụng nhiều tiêu chí hoặc giá trị khác nhau. Các tiêu chí điển hình bao gồm việc đo số giờ vận hành (chạy máy, qui đổi hoặc lấy theo hệ số), số lần khởi động (chạy máy, qui đổi hoặc lấy theo hệ số), số chu kỳ (đầy đủ hoặc một phần) và, nhiều khi cả số lần dừng máy đột ngột. Trong phần lớn các trường hợp, các OEM cung cấp hướng dẫn về các tiêu chí tuổi liên quan tới các linh kiện CSX mà họ chế tạo. Các hướng dẫn này có thể khác nhau về các tiêu chí tuổi liên quan, dựa trên đặc tính mỏi của các linh kiện riêng biệt (mỏi chu kỳ thấp, rão và ăn mòn). Chủ sở hữu phải xác định các tiêu chí tuổi cụ thể cần theo dõi, dựa trên các giới hạn của OEM và/hoặc kinh nghiệm vận hành của riêng mình. Một khi đã xác định các tham số tuổi, chủ sở hữu phải xây dựng qui trình theo dõi các thông tin này. Bởi lẽ các linh kiện CSX không có sẵn cơ chế xác định tuổi cộng dồn, nên cần phải suy luận các thông tin này. Cách đơn giản và hiệu quả nhất là xác định tuổi của tổ máy, tại thời điểm lắp đặt cũng như tại thời điểm tháo ra khỏi tổ máy. Hình 1 minh họa cách cộng dồn số giờ làm việc theo hàm của (các) tổ máy vận hành mà nó được lắp đặt vào. Để theo dõi hiệu quả tuổi của tất cả các linh kiện CSX, điều thiết yếu là tất cả các tổ máy trong phạm vi các nhà máy của chủ sở hữu đều phải thu thập những thông tin cùng loại về tuổi và các dữ kiện này phải ứng với các tham số khác nhau về tuổi mà chủ sở hữu đã xác định. Yếu tố tối quan trọng cuối cùng mà chủ sở hữu phải xử lý là làm thế nào để khởi đầu các thông tin về những linh kiện CSX đã từng làm việc một thời gian. Quá trình khởi đầu các thông tin bắt đầu khi lắp đặt lần đầu tiên mỗi linh kiện CSX và nhận diện mỗi lần chuyển đổi sau này sau đó cộng dồn tất cả các tuổi liên quan. Trên thực tế khi khởi đầu chính thức quá trình theo dõi thường không có được những thông tin chi tiết này. Do vậy, ít nhất là chủ sở hữu phải xác định vị trí đặt hiện nay của tất cả các linh kiện CSX cần theo dõi và ấn định các tiêu chí xác định về tuổi cho từng linh kiện tại thời điểm đó. Điều này giới hạn việc báo cáo hồi cố, nhưng cho phép đẩy quá trình tiến lên với độ chính xác cao nhất có thể để có thể ra được những quyết định trong tương lai. Qui trình kinh điển Một khi chủ sở hữu đã xác định các yếu tố cơ bản, cần phải đưa vào ứng dụng cơ chế kết hợp tất cả các phần của hệ thống theo dõi. Ngoài các yếu tố cơ bản này, có thể bổ sung nhiều yếu tố khác có ích, tuy nhiên như vậy lại có thể khiến việc quản lý qui trình này mất nhiều thời gian hơn. Nhiều ý đồ hay được đưa vào thực hiện ban đầu có thể nhanh chóng khiến cho toàn bộ qui trình đi vào chỗ sa lầy, thậm chí để có được những thông tin cơ bản nhất về các linh kiện CSX cũng phải mất rất nhiều công sức. Yêu cầu cơ bản nhất của bất kỳ hệ thống thu thập dữ liệu nào, đó là phương tiện nhờ đó dữ liệu được lưu giữ để tham chiếu và sử dụng trong tương lai. Chỗ cất giữ dữ liệu có thể là tủ hồ sơ hoặc hệ thống cơ sở dữ liệu. Tủ hồ sơ giờ đây không được sử dụng rộng rãi nữa, lý do dễ hiểu là mỗi khi cần đến thông tin phải mất rất nhiều thời gian. Bảng dữ liệu MS Excel là công cụ rất phổ biến để theo dõi sự di chuyển và tuổi của các linh kiện CSX. MS Excel là công cụ mạnh, rất dễ sử dụng, tuy nhiên khi ứng dụng cho nhiều tổ máy, nó trở nên không thể quản lý nổi. Theo thời gian, khi mà các linh kiện CSX bị vứt bỏ và thay thế, bảng dữ liệu cứ tiếp tục đầy lên, và chỉ đến khi tìm không ra dữ liệu mới phát hiện ra rằng đã có sai lỗi trong phân loại hoặc nhập số liệu. Nơi cất giữ dữ liệu tin cậy duy nhất dùng cho hệ thống theo dõi các linh kiện CSX là một cơ sở dữ liệu quan hệ (relational database) hoạt động tốt, với một giao tiếp người-máy bằng đồ hoạ (graphical user interface) được thiết kế để giảm thiểu lầm lẫn và thời gian nhập dữ liệu. Cơ sở dữ liệu được thiết kế đúng sẽ loại trừ hiện tượng nhập nhiều lần cùng một linh kiện CSX ở nhiều vị trí. Nó cũng cho phép người sử dụng chọn dữ liệu gợi ý (data drop down), nhờ đó loại trừ khả năng đánh nhầm các linh kiện và số xêri, mà nhiều khi dài tới 12 ký tự hoặc nhiều hơn. Rất cần có một hệ thống thu thập dữ liệu tiêu chuẩn hoá. Khi ghi và xử lý thông tin về các linh kiện CSX, nếu tuân thủ một tiêu chuẩn có thể lặp lại thì có khả năng đạt được mức chất lượng và nhất quán cao. Chủ sở hữu cần xây dựng một qui trình ở dạng văn bản trong đó mô tả chính xác từng bước cần thực hiện để nhập dữ liệu. Điều này đặc biệt có giá trị trong việc theo dõi các linh kiện CSX, ở đó tần suất ghi các dữ liệu dịch chuyển là thấp và trách nhiệm ghi nhiều khi được chuyển giao từ người này sang người khác. Giao tiếp người-máy là cơ chế quan trọng nhất qua đó người sử dụng tương tác với hệ thống theo dõi linh kiện và phán đoán nó. Nhờ có một giao tiếp người-máy chung mà giao tiếp này “hướng dẫn” người sử dụng tuân thủ các giao thức nhập dữ liệu mỗi lần ghi thông tin, thì sẽ giảm sự không nhất quán trong dữ liệu, đồng thời giảm nhẹ sức lao động. Nhìn từ góc độ lập báo cáo, giao tiếp người-máy chung sẽ đảm bảo tất cả mọi nhân viên đều sử dụng cùng một cấu trúc và hệ thuật ngữ đồng thời đảm bảo thông tin được cung cấp qua cùng một nguồn. Giao tiếp người-máy cần đơn giản trong sử dụng, đòi hỏi càng ít ký tự đầu vào càng tốt và chứa đựng càng nhiều kiểm tra lỗi càng tốt. Dễ sử dụng là thước đo mang tính chủ quan, nhưng nói chung có thể phân loại tuỳ theo khả năng cung cấp các lựa chọn và trình đơn (menu) mang tính trực giác cho người sử dụng và cung cấp chức năng trong vòng một vài lần nhấn chuột. Cuối cùng, giao tiếp người-máy cần chặn lỗi và phát tín hiệu cảnh báo cho người sử dụng, tuy nhiên cần thận trọng không nên sử dụng kiểm tra lỗi nhiều đến mức ngăn cản quá trình nhập dữ liệu. Các báo cáo thể hiện giá trị kinh doanh của toàn bộ quá trình. Phần lớn nhân viên khi ra quyết định trong kinh doanh sẽ dựa trên đầu ra từ các báo cáo này. Có ba loại người sử dụng khác nhau trong doanh nghiệp: quản lý nhà máy, quản lý tài chính và quản lý công ty. Nhìn chung, những người quản lý nhà máy sử dụng các báo cáo theo dõi linh kiện để nắm được xuất xứ các linh kiện CSX được lắp đặt trong tổ máy, những linh kiện nào sẽ tháo bỏ trong lần ngừng máy tới và những linh kiện nào sẵn có để lắp đặt, nhằm giảm thiểu thời gian ngừng máy. Những người làm công tác tài chính quan tâm trước tiên tới các báo cáo cho phép họ nắm được tuổi đã sử dụng và tuổi còn lại đối với các linh kiện chủ yếu để họ có thể tính toán chính xác mức khấu hao. Những người quản lý công ty nói chung quan tâm tới các báo cáo cho phép họ có cái nhìn toàn cảnh về toàn bộ các nhà máy, những tài sản nào đang trong thời gian tuổi thọ hữu ích, những tài sản nào cần mua để có cơ hội nâng cao tối đa lợi nhuận và duy trì mức lưu kho hợp lý để doanh nghiệp hoạt động, đồng thời giảm thiểu chi phí trữ hàng. Không thể đánh giá thấp vấn đề phân công trách nhiệm nhập thông tin về các linh kiện CSX. Một hệ thống được thiết kế rất tốt sẽ trở nên hoàn toàn vô giá trị nếu như các thông tin yêu cầu không được nhập vào kịp thời và có chất lượng. Việc nhập dữ liệu có thể thực hiện ở từng vị trí tại hiện trường hoặc tại trung tâm. Vấn đề then chốt là phải có một cá nhân hoặc chức vụ chịu trách nhiệm giám sát việc nhập dữ liệu về tất cả các linh kiện CSX, xây dựng và chấp nhận qui trình thực hiện. Có thể định nghĩa số xêri của một linh kiện theo nhiều cách khác nhau. Số xêri là số nhận diện duy nhất của một linh kiện cụ thể trong hệ thống theo dõi. Một linh kiện không có số xêri thì coi như “không tồn tại” và không thể tính tuổi cộng dồn hoặc không thể di chuyển từ tuabin khí này sang tuabin khí khác. Chủ sở hữu có thể sử dụng số xêri do OEM ấn định hoặc tự mình ấn định một số xêri khác. Tuy nhiên nếu như không đóng số xêri lên linh kiện thì sẽ có sự lầm lẫn tại hiện trường và tại xưởng sửa chữa. Hơn nữa, thay đổi số xêri là không có lợi và nên tránh bất cứ khi nào có thể. Đành rằng không nên bao giờ thay đổi số xêri, nhưng số hiệu hoặc số bản vẽ của linh kiện lại được phép thay đổi mỗi khi tiến hành nâng cấp. Hệ thống cần tính đến những trường hợp thay đổi này, để theo dõi số hiệu hoặc số bản vẽ của linh kiện như là một thuộc tính của linh kiện CSX. Những thuộc tính khác có thể theo dõi là giới hạn tuổi thọ, lớp phủ, vật liệu, OEM, số linh kiện thay thế và các tham chiếu khác về số xêri. Cần lưu ý rằng nhập và duy trì càng nhiều hạng mục trong hệ thống thì yêu cầu về thời gian và chi phí cũng sẽ tăng. Do vậy cần suy tính kỹ càng mọi thuộc tính bổ sung cho các linh kiện CSX để đảm bảo chúng có giá trị xác định trong toàn bộ qui trình. Một phương pháp khá thông dụng là theo dõi nhiều linh kiện CSX của tuabin khí như là một tập hợp. Điều này cho phép chủ sở hữu theo dõi một nhóm lớn các linh kiện như một linh kiện CSX duy nhất, tất cả đều có cùng tuổi cộng dồn và cùng một lần chuyển đổi. Cách làm này có lợi vì giảm bớt công việc cần thiết để theo dõi các linh kiện riêng lẻ nhưng lại có thể gây khó khăn khi mà tập hợp các linh kiện này được cấu hình lại trong những lần ngừng máy hoặc sửa chữa. Một tập hợp bao gồm số lượng lớn các linh kiện CSX, tuổi của nó luôn được xác định bởi linh kiện CSX “cao tuổi nhất”. Khi lắp vào hay tháo các linh kiện CSX ra khỏi tập hợp, tuổi của tập hợp có thể thay đổi rất lớn bởi tuổi có điều kiện của nó phụ thuộc vào trị số của trường hợp xấu nhất trong số các linh kiện hợp thành. Ví dụ có một linh kiện CSX duy nhất trong tập hợp có tuổi là 30.000 giờ, khiến nó trở thành linh kiện giới hạn tuổi thọ của tập hợp và là điều kiện cho lần sửa chữa tới. Nếu như tháo ra và thay thế linh kiện này bằng một linh kiện mới thì tuổi của tập hợp sẽ tụt ngay xuống còn 25.000 giờ. Cũng cần lưu ý rằng nhiều khi cần phải theo dõi nhiều đặc tính tuổi. Linh kiện “cao tuổi” nhất đối với kiểu tính tuổi khác (ví dụ như số lần khởi động qui đổi) có thể lại là một linh kiện CSX khác; một linh kiện có số giờ làm việc thấp hơn, nhưng vẫn có thể là điều kiện cho lần ngừng máy tiếp theo. Trong mọi trường hợp, thông tin đều được nhập bằng tay vào hệ thống, chủ sở hữu cần đặt vấn đề chia sẻ thông tin với các hệ thống khác trong công ty. Các thông tin này có thể được sử dụng theo nhiều cách trong phạm vi công ty nhưng không bao giờ được nhập nhiều lần. Có nhiều cách chia sẻ các dữ liệu này, từ các trích đoạn văn bản theo định dạng đơn giản tới việc truyền các file dữ liệu XML. Mỗi cơ chế đều có chi phí về triển khai và bảo dưỡng gắn liền với nó. Nói chung qui trình càng tự động hoá thì việc thực hiện càng có kết quả hơn về lâu dài. Tự xây dựng hay mua? Vấn đề cuối cùng là chủ sở hữu nên tự xây dựng cho mình hay mua một hệ thống theo dõi có sẵn. Khó có thể trả lời chính xác cho câu hỏi này. Mỗi phương án nói chung đều có giá ban đầu và phí bảo dưỡng thường xuyên mà ta phải xem xét. Nói chung, các sản phẩm có sẵn sẽ bền và tin cậy hơn bởi vì chúng đã được thử nghiệm và cải tiến thông qua sử dụng với các công ty khác. Thường thì hệ thống tự nội bộ xây dựng sẽ được kết cấu theo nhu cầu cụ thể của chủ sở hữu, còn sản phẩm có sẵn ít có thể sửa theo yêu cầu của khách hàng hơn, tuỳ thuộc vào thiết kế của nó. Sản phẩm có sẵn nói chung có hỗ trợ khách hàng tốt hơn. Hỗ trợ dài hạn cho hệ thống tự nội bộ xây dựng luôn là vấn đề cần phải bàn vì hệ thống không phải là thành phần cơ bản của các mục tiêu kinh doanh chung. Cũng như đối với phần lớn các sản phẩm phần mềm, cách làm tốt nhất nói chung là mua một sản phẩm có sẵn đã được khẳng định là tốt và có các đặc tính phù hợp với các yêu cầu trọng yếu đã được xác định. Để quản lý tài sản tuabin khí một cách chủ động, giảm thiểu rủi ro liên quan đến các linh kiện xung yếu, khi triển khai hoặc chấp nhận một hệ thống theo dõi các linh kiện CSX, chủ sở hữu/người vận hành cần xem xét các vấn đề sau: • Lập bản đề cương nghiên cứu qua đó nhấn mạnh và giới thiệu cho những người liên quan tầm quan trọng của hệ thống theo dõi các linh kiện CSX. • Xác định các yếu tố xung yếu của hệ thống, lưu ý nên trình bày ngắn gọn và đơn giản. • Sử dụng cơ sở dữ liệu quan hệ để lưu giữ thông tin về các linh kiện CSX. • Phát triển giao tiếp người-máy tiêu chuẩn để nhập dữ liệu và báo cáo các khía cạnh của hệ thống. • Lập bản qui trình thực hiện các nhiệm vụ quản trị và chỉ định một người hoặc chức vụ chịu trách nhiệm và có quyền hạn đảm bảo công việc một cách kịp thời và có chất lượng. • Thực hiện đầu ra sao cho các cán bộ về quản lý, kế toán và vận hành và bảo dưỡng có thể tiếp cận và sử dụng dễ dàng. Một hệ thống theo dõi linh kiện mạnh, triển khai đúng cách chính là công cụ vô giá để ra các quyết định trong kinh doanh liên quan đến các linh kiện xung yếu trong các nhà máy thuộc công ty. |
Theo: KHCN Điện số 5/2009 |
Viết bài: Thanh Sơn, bản quyền thuộc về www.baoduongcokhi.com Ví dụ bạn cần gia công 1 trục bơm ly tâm 1 cấp, khi lên bản vẽ gia công thì cần dung sai gia công, việc chọn dung sai gia công thì căn cứ vào kiểu lắp ghép như vị trí lắp vòng bi: đối với vòng trong vòng bi với trục bơm thì sẽ lắp theo hệ thống lỗ (vì kích thước vòng bi không thay đổi được), nên việc lắp chặt hay trung gian là do bạn lựa chọn dựa trên các tiêu chí ở dưới. Còn thân bơm với vòng ngoài vòng bi thì lắp theo hệ trục (xem vòng ngoài vòng bi là trục). Bạn cũng cần lưu ý việc lắp chặt hay trung gian có thể ảnh hưởng đến khe hở vòng bi khi làm việc nên cần cân nhắc cho phù hợp với điều kiện vận hành, loại vòng bi (cùng loại vòng bi, vòng bi C2, C3 có khe hở nhỏ hơn C4, C4 nhỏ hơn C5). Nếu bạn đang dùng C3, lắp trung gian mà chuyển sang lắp chặt có thể làm giảm tuổi thọ vòng bi vì khe hở giảm hoặc không đáp ứng yêu cầu làm việc. Sơ đồ miền dung sai Miền dung sai Miền dung sai được tạo ra bằng cách phối hợp giữa 1 sai
Nhận xét
Đăng nhận xét
Các bạn có câu hỏi gì, cứ mạnh dạn trao đổi nhé, baoduongcokhi sẵn sàng giải đáp trong khả năng của mình.