Thanh Sơn biên dịch, bản quyền thuộc về baoduongcokhi.com
Bảo trì phòng
ngừa thường bao gồm theo dõi tình trạng và thực hiện các công việc nhằm kéo dài
tuổi thọ thiết bị, các công việc bảo dưỡng định kỳ được lên lịch thực hiện theo
tần suất.
Một số công
việc như đo nhiệt độ và đo độ rung, phải được thực hiện trong khi các thiết bị
đang hoạt động và trong khi đa số các công việc khác, như làm sạch bên trong
thiết bị thì phải được thực hiện khi thiết bị ngừng hoạt động.
Một loại bảo trì
khác, thường bị bỏ qua, đó là loại hình kiểm tra bảo trì phòng ngừa mà không thể
được lên lịch bảo dưỡng theo tần suất. Các công việc kiểm tra này có thể và nên
được thực hiện cùng với công việc bảo trì phục hồi.
Bảo trì phục hồi, được định
nghĩa là công việc bảo dưỡng có liên quan đến việc sửa chữa hoặc thay thế các
bộ phận bị lỗi hay bị hư hỏng. Đối với các dạng hư hỏng mà không thể theo dõi
giám sát tình trạng, để có thể cho phép bạn lập kế hoạch bảo dưỡng kịp thời,
thì công việc sẽ được tiến hành kiểm tra khi có điều kiện hay có cơ hội ngừng
máy, chúng ta gọi là bảo trì cơ hội.
Khi bảo trì phục hồi được thực
hiện, thiết bị sẽ được kiểm tra, để xác định nguyên nhân hư hỏng và cho phép
thực hiện các hành động khắc phục để loại bỏ hoặc giảm bớt tần suất hư hỏng
tương tự trong tương lai. Sự kiểm tra này phải được đề ra trong kế hoạch công
việc.
Một ví dụ hay về sự hư hỏng của
hộp tết chèn làm kín của một bơm trong dây chuyền công nghệ. Hộp tết chèn làm
kín có thể được theo dõi bằng cách kiểm tra rò rỉ và vị trí của nắp tết chèn
làm kín, do đó, việc thay mới bộ tết chèn làm kín không nên vào một thời gian
cố định mà nó nên được thay mới phụ thuộc vào tình trạng rò rỉ (nhằm tránh lãng
phí).
Bộ tết chèn làm kín trong 1 bơm ly tâm
Trong quá trình thay mới bộ tết
chèn máy bơm, có một số công việc kiểm tra đơn giản, mà có ảnh hưởng đến tuổi
thọ của vòng tết chèn mà có thể được thực hiện. Chúng bao gồm:
• Sử dụng một thanh/đòn bẩy nâng
trục máy bơm và đồng để kiểm tra độ rơ của vòng bi.
• Kiểm tra mức độ mài mòn của
trục hay ống lót trục (vị trí hộp tết chèn) hoặc bất thường trên bề mặt trục
(bằng cách sử dụng một đèn nhỏ để soi sâu vào trong lòng hộp tết chèn làm kín).
• Kiểm tra thứ tự vòng tết chèn
là chính xác và vòng phân phối lantern ring ở đúng vị trí.
• Kiểm tra mức độ mài mòn của
ống lót throat bushing đầu trục.
• Kiểm tra độ dài vòng tết chèn
được cắt chính xác và chèn đúng cách.
• Kiểm tra vòng tết chèn sử dụng
có đúng loại hay không.
• Kiểm tra khe hở phía sau bánh
công tác với thân bơm.
• Kiểm tra độ cong vênh của trục
(run-out).
• Kiểm tra áp suất nước vào làm
kín.
Những công việc kiểm tra trên
thường không được thực hiện theo kế hoạch thường xuyên và chỉ có thể được thực
hiện trong quá trình lắp vòng tết chèn.
Trong một hệ thống quản lý bảo
trì tốt, kiểm tra cần được thực hiện trong thời gian bảo trì phục hồi một hư
hỏng cụ thể (chẳng hạn như hư vòng tết chèn) sẽ được liệt kê, ghi nhận và thực hiện.
Vì vậy, đối với bất kỳ công việc
thay mới vòng tết chèn một máy bơm, danh sách kiểm tra (check list) trên nên
được đưa vào phiếu công việc như một quy trình tiêu chuẩn. Các tiêu chuẩn nên
bao gồm đo đạc phù hợp cho các thiết bị cụ thể, chẳng hạn như mài mòn cho phép
của ống lót và khe hở bánh công tác, khi xử lý thay mới vòng tết chèn của bơm.
Một danh sách kiểm tra tương tự
như trên đối với bơm có thể được phát triển cho các dạng hư hỏng khác cho các thành
phần phổ biến, chẳng hạn như động cơ dẫn động và hệ thống thủy lực.
Tích hợp các công việc kiểm tra trực tiếp liên quan đến các hư hỏng vào kế hoạch công việc bảo trì phục hồi là một công cụ mạnh để nâng cao độ tin cậy của nhà máy.
Nhận xét
Đăng nhận xét
Các bạn có câu hỏi gì, cứ mạnh dạn trao đổi nhé, baoduongcokhi sẵn sàng giải đáp trong khả năng của mình.